Mỹ tạo đồng minh đánh Trung Cộng

Kỹ sư Lê Thành Nhân

Úc (Australia), dải giang sơn mênh mông với 7,692,024 cây số vuông gần bằng 80% diện tích nước Mỹ. Nhưng dân số chỉ 25,636,300 người  bằng 7.8% dân số nước Mỹ. Theo Định chế Tài chánh Thế giới IMF thì sản lượng bình quân trên đầu người dân Úc là 50,022 USD/năm (1), có đời sống cao thứ 13 trên thế giới.  Úc đất rộng, dân thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, bốn bề bao quanh các Đại Dương. Đó là vùng đất mầu mở cho tham vọng di cư xâm lăng của Trung Cộng với số dân 1.4 người!

TC là một nước nghèo, dân đông, dư người lao động, thu hút những doanh nhân của Úc ồ ạt đến đầu tư tại Trung Cộng và đặt những cơ sở sản xuất khi nước này gia nhập WTO.  Đổi lại hàng hoá của “Made In China” tràn đầy thị trường nước Úc, du học sinh, người di dân ùn ùn kéo đến xứ Kanguru này để chọn “đất lành chim đậu”. Nhưng họ tới, không những chọn đất lành mà mang theo tình báo đủ mọi ngành để thao túng nền kinh tế, quốc phòng và văn hoá nước Úc, thậm chí còn mua chuộc những dân cử để có những quyết định tại chính trường Úc có lợi cho chính sách xâm lược của Trung Cộng. Theo thời gian, Trung Cộng trở thành kẻ  “yêu sách” đối với chính phủ Úc.

Qua nhiều đời thủ tướng của Úc, mặc dù đôi lúc họ có nêu vấn đề vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhưng nền giao thương với Úc-Trung vẫn tăng vùn vụt, có những giao kèo khai thác dầu giữa đôi bên lên đến 50 tỉ USD như vào năm 2009 dưới  thời Thủ Tướng Kevin Rudd. 

Có những dân cử còn tuyên bố giữa Mỹ và Trung, Úc không đứng về bên nào! TC tưởng rằng đã nắm tóc được nước Úc dựa vào những điều kiện thương mại và trao đổi kinh tế hiện có.  Nhưng Trung Cộng đã lầm!  cho nên bị Úc cho “đi tàu bay giấy”

Trong những ngày vừa qua,  Úc đã quay 180 độ về hướng Hoa Kỳ. Trung Cộng cứ tưởng dùng quyền lực mềm là thắng tất cả, điều sai lầm của Trung Cộng tưởng rằng “kho cung ứng hàng hoá rẻ – Made in China”  sẽ là mãnh lực để chuyển hoá chính sách của nước khác. Nghe những lời tuyên bố ngờ nghệch của những chính khách trong các nước dân chủ thiếu hiểu biết về Cộng Sản và Đại Hán, Bắc Kinh hí hửng trong bụng như mở cờ. Trung Cộng phải biết rằng với các cường quốc tây phương, an ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu và là chiến lược sinh tử trường kỳ. Những lợi ích kinh tế chỉ là đoản kỳ.  Đoản kỳ có thể thay đổi, nhưng trường kỳ không bao giờ thay đổi.

Về tương quan quốc tế, Mỹ-Anh-Úc là bộ ba như “xe-pháo-mã” liên hoàn trên một bàn cờ tướng. Họ không bao giờ vắng bóng nhau trong những liên kết đồng minh trên thế giới.  Các nhà bình luận trên thế giới gọi ba nước này là anh em cùng cha khác mẹ.

Úc và Anh ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ. Gần đây thấy sự trỗi dậy không bình thường của Trung Cộng đe doạ địa chính trị của Úc, nên vào năm 2012, một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ gồm 200 quân nhân đầu tiên đã đến đóng quân ở căn cứ quân sự RAAF Drawin trên đất Úc, mục đích thực tập và huấn luyện quân sự cho quân đội Úc ở vùng phía Bắc. Quân số TQLC Mỹ sẽ tăng lên theo thời gian, đến 2500 binh sĩ vào năm 2016 (2).

Trong đại dịch Virus Vũ Hán vừa qua, Úc hoàn toàn đứng về lập trường của Mỹ, bất chấp sự hù doạ, trả đũa kinh tế của Trung Cộng.  Thủ Tướng Úc Scott Morison bắn phát pháo đầu tiên tại buổi họp của Đại Hội Đồng Y Tế Thế Giới (WHO) tại Thuỵ Sĩ  ngày 19 tháng 5 vừa rồi, ông lên tiếng đòi điều tra độc lập về nguồn gốc Virus Vũ Hán và đã có gần 120 quốc gia đồng ý. Giận dữ trước sự chống đối ra mặt của Úc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Cộng viết: “Úc luôn luôn ở đó gây rắc rối. Nó giống cái như kẹo cao su bị mắc kẹt ở đế giày của Trung Cộng. Đôi khi phải tìm một hòn đá để chà xát nó.”  – Úc cũng chỉ trích Trung Cộng đã phá vỡ giao thức bằng cách “tiết lộ các chi tiết có mục đích trao đổi ngoại giao chính thức” (“Australia is always there, making trouble. It is a bit like chewing gum stuck on the sole of China’s shoes. Sometimes you have to find a stone to rub it off.” Australia also criticized China for breaking protocol by “releasing purported details of official diplomatic exchanges”).

Vào tháng 6 năm 2020, để bày tỏ lập trường về tự do cho dân Hồng Kông,  Úc mạnh mẽ chống đối Đạo Luật An Ninh Hồng Kông của Bắc Kinh và chống lại luật dẫn độ.

Không lâu sau lời tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ mạnh mẽ bác bỏ chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông vào ngày 13/07 thì ngày 23/07/2020 Úc đệ trình công hàm 20/026 lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.  Nội dung Công hàm 20/026 của chính phủ Úc cơ bản không khác lời tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó: “Chính phủ Australia bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, đặc biệt là, các tuyên bố trên biển không tuân thủ theo các luật lệ (của UNCLOS) về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại các thực thể biển” và cho rằng nếu dự trên những điều kiện lịch sử thì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và đồng thời Công Hàm của Úc cũng chỉ rõ “Toà Trọng tài về Biển Đông năm 2016 đã kết luận những yêu sách này không phù hợp với UNCLOS 1982, và do đó không có giá trị pháp lý” 

Trước sự việc này, Trung Cộng ra thông điệp trả đũa với những lời tuyên bố xem Úc như chư hầu của Mỹ. Thông điệp của TC đã gửi tới chính phủ Úc với những lời cáo buộc xúc phạm: “liều lĩnh thực hiện các hành vi khiêu khích mù quáng nối gót Mỹ”. Đồng thời chỉ thị cho tăng thuế trên các mặt hàng sản xuất từ Úc bán sang Trung Cộng như thịt bò, rượi, gạo, các loại nông sản khác và giới hạn sinh viên sang du học tại Úc (đây là nguồn chi phí khấm khá của các Đại Học Úc). Thậm chí TC còn đe doạ sự đổ vỡ trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước không thể cứu vãn.

Bất chấp những cảnh cáo, đe dọa và thực hiện biện pháp “bắt chẹt” qua thương mại của Trung Cộng, Chính phủ Úc tiếp tục tăng tốc sát cánh với Hoa Kỳ.  Thứ ba (28/07) hai bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Marise Payne và Quốc Phòng Linda Reynold bất chấp lệnh cấm cách ly của đại dịch Virus Vũ Hán,  đã thân hành bay đến Washington DC để họp với hai ông bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ là Mike Pompeo và Mark Esper.  Quyết định không họp qua hệ tống trực tuyến mà phải thân chinh vạn dặm bay đến đối mặt để giải quyết vấn đề đã cho thấy tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với nền an ninh và thịnh vượng của Úc trước đe doạ của Trung Cộng.

Không như những lời bình luận trước đây, Úc không rút mình thủ lợi mà bung ra khắp toàn cầu để đứng thẳng thành một cường quốc châu Úc có trách nhiệm. Năm 2020 và những năm tới Úc sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên đến 400 tỉ USD, trong đó 190 tỉ USD dành cho việc nghiên cứu và sản xuất hoả tiễn siêu thanh tầm xa, khí cụ chiến tranh không người lái và chiến tranh không gian mạng. Những lãnh vực ưu tiên của Úc rõ ràng dùng để đối phó với một Trung Cộng đang hung hăng hiện nay.

 

Nước Anh, một trong những lý do tổ chức Trưng Cầu Dân Ý để Brexit là muốn tách ra khỏi khối EU (European Union) để chính phủ Anh rộng đường quyết định về hợp tác kinh tế theo lối ngoại giao riêng của mình đối với Trung Cộng mà khỏi phải vướng bận những quy luật ràng buộc của khối EU. Nhưng vừa qua, Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã quyết liệt từ bỏ thái độ hợp tác với Trung Cộng, chấm dứt hợp đồng với công ty Hoa Vy trong việc trang bị hệ thống 5G và nhiều lãnh vực kinh tế tài chánh khác nữa mà Luân Đôn sẽ lần lượt cắt đứt với Trung Cộng.

Theo Úc và Anh, các dân cử của Canada cũng bắt đầu vận động chính phủ Canada có hành động quyết liệt chống lại sự bành trường của Trung Cộng hiện nay. Việc Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu, Phó Giám Đốc Tài Chánh của công ty Hoa Vy để đưa về Mỹ xét xử là một hành động tích cực của chính phủ Canada liên kết chặt chẽ với Mỹ.

Thế giới đang có những chuyển đổi to lớn trong những ngày tới. Lịch sử đã chỉ rõ cho chúng ta biết rằng trong các cuộc đại chiến thế giới trước đây, khi nào Mỹ tham gia vào cuộc chiến thì cục diện thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Mỹ.

Đệ I Thế Chiến (1914-1918), năm 1917 khi Mỹ tham gia cuộc chiến thì chiến thắng quân sự nghiêng về Mỹ và đồng minh. Cuộc chiến chấm dứt vào tháng 11/1918 với sự chiến thắng của Mỹ.

Đệ II Thế Chiến (1939-1945), khi Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến với lời tuyên bố của Tổng Thống Franklin D. Rosevelt vào ngày 8/11/1941: “Cho dù chúng ta mất bao lâu để chiến thắng cuộc xâm lược được dự tính trước này, người dân Mỹ với sức mạnh chính nghĩa của họ sẽ chiến thắng để giành chiến thắng tuyệt đối.”(“No matter how long it may take us to overcome this premeditated invasion, the American people in their righteous might will win through to absolute victory.”). Cuối cùng Hoa Kỳ và quân Đồng minh đã chiến thắng. Phe Đức-Ý-Nhật đã đầu hàng vào tháng 8/1945.

Cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa phe tư bản và Cộng Sản mà Hoa Kỳ và Liên Xô hai nước cầm đầu hai phe đối nghịch, cuối cùng vào cuối thập niên năm 1990, Liên Xô phải đầu hàng và tự giải thể chế độ Cộng Sản, giải tán Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu theo chế độ Cộng Sản giờ đây gia nhập khối NATO chống lại nước Nga của Putin (nhân vật được cho là bóng ma của Cộng Sản còn sót lại).

Ba cuộc chiến thế giới vừa kể, Mỹ tham gia với sự ngang ngửa về kỹ thuật và lực lượng quân đội, sự chiến thắng ba cuộc chiến trên là do quyết tâm của những thế hệ Hoa Kỳ. Thời đó, Mỹ không có vũ khí tối tân trấn áp hoặc quân đội tinh nhuệ đến nỗi đàn áp đối phương một cách dễ dàng.

Cuộc chiến tới với Trung Cộng đã mở màng,  Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo, thay mặt cho nước Mỹ tuyên bố “Nếu thế giới tự do không thay đổi Trung Cộng thì Trung Cộng chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”  và người đứng đầu bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Tổng Chưởng Lý Barr không ngại ngùng tuyên bố: “Tham vọng cuối cùng của các nhà cai trị Trung Cộng không phải là giao dịch với Hoa Kỳ. Nó là để tấn công Hoa Kỳ”.

Những lời tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo và Tổng Chức Lý Barr của Hoa Kỳ chẳng khác gì một lời tuyên chiến không hơn không kém. Và chắc chắn đó không phải là những lời cảnh cáo suông hoặc những vận động cho bầu cử Tổng Thống đảng Cộng Hoà năm 2020. Mà chính là sự báo động cuộc chiến Mỹ-Trung đã, đang và sẽ xẩy ra lớn hơn!

Khác với ba cuộc đại chiến thế giới trước đây, lần này nước Mỹ bước vào cuộc chiến đầy đa dạng và phức tạp ở đó kinh tế, thương mại, tài chánh, nhân quyền, tin học, khoa học kỹ thuật, không gian và quân sự đều là những mặt trận được tính toán kỹ lưỡng.  Tất cả những mặt trận này Hoa Kỳ và  đồng minh đều trội hẳn so với một Trung Cộng mới trỗi dậy, do đó Mỹ và đồng minh sẽ thắng, nhất định thắng. Không một lý do gì để lý giải rằng Mỹ thua trong khi họ vượt hẳn về mọi phương diện.  

Điều quan trọng là không biết Mỹ thắng đến mức nào thì dừng lại? Hoa kỳ dừng lại khi chưa giải quyết vấn đề Cộng Sản tại Trung Cộng một cách dứt khoát tức đồng nghĩa với chừa lối cho Trung Cộng “nín thở qua sông”.

Hơn nữa bản chất cuộc chiến của Mỹ đang đối đấu với một kẻ thù trong đang thủ đắc hai bản chất nguy hiểm dính chặt vào với nhau thành hiện tượng kép, đó là một chế độ độc tài Cộng Sản (Communism) lẫn trong bản năng bá quyền Hán Tộc (Chinese Imperialism).

Hoa kỳ và các nước tư do Tây Phương đối đầu với chế độ cộng sản Trung Cộng là điều sớm muộn sẽ và phải xẩy ra. Hy vọng Mỹ hiểu rõ mục đích cuộc chiến để nhổ được cái gốc chứ đừng chặt ngọn. Nếu chỉ chặt được những cái cành mà chừa cái gốc thì sau này nó sẽ đâm chồi mạnh hơn, nguy hiểm hơn, và đem tai hoạ cho nhân loại rất khó lường!