Vinh Danh Cụ Phan Thanh Giản

      CafeGP-2017-11-17-VinhDanhCuPhanThanhGian

Cafe góc phố với MinhThuý

Vinh Danh Cụ Phan Thanh Giản Trên Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản

Phan Thanh Tâm    http://www.tributetoliberty.ca,

Tuy cụ Phan Thanh Giản qua đời từ thế kỷ thứ 19 năm 1867 trước khi có chủ nghĩa cọng sản ra đời nhưng cụ đã được một nhóm “Cựu học sinh PhanThanh Giản- Đoàn Thị Điểm và Thầy Cô cùng bạn hữu”  vinh danh trên Đài tưởng niệm nạn nhân cọng sản trên toàn thế giới Arc of Memory (Vòng Cung Tưởng Niệm). Đài sẽ được khánh thành tại thủ đô Ottawa (Canada) vào năm 2018 với kinh phí ba triệu đô ($3,000,000.00)  Số còn lại do cộng đồng các sắc dân gây quỹ từ năm 2009 đóng góp.
Bài viết vinh danh về Cụ Phan có ba bản Việt, Pháp, Anh cho rằng cụ Phan là một nạn nhân đặc biệt của Cọng Sản. Các cựu học sinh đã gởi tài liệu này cho ban điều hành trang nhà  http://www.tributetoliberty.ca, trong danh mục Contribute. Theo đó, năm 1975 cụ bị xử tử ngay tại sân trường mang tên cụ ở Cần Thơ về tội bán nước và tội tự tử vì hèn nhát. Hai bộ đội cụ Hồ (Hồ Chí Minh, một đảng viên cọng sản quốc tế), đã dùng búa đập tượng cụ, cho đến khi chiếc đầu lìa khỏi cổ trước sự chứng kiến của nhiều quân cán chính Việt Nam Cọng Hòa. Họ bị tâp trung để xem án lệnh đấu tố cụ.
Tin từ cựu học sinh của hai trường nói trên hiện định cư ở Toronto (Canada) còn cho hay, viên gạch tưởng niệm cụ Phan Thanh Giản mang số thứ tự từ 1303 -1312 trên the pathway to liberty. Tên tiếng Anh của nhóm là “The Phan Thanh Giản – Đoan Thi Điem Alumni Group/Teachers and Friends”. Đài tưởng niệm ghi lại những biến cố lịch sử khắp nơi do cộng sản gây ra trên bức tường hướng Bắc và ghi danh tính nạn nhân của các biến cố này trên bức tường nằm ở hướng Nam.
Tưởng Niệm Tiến Sĩ Phan Thanh Giản

(một nạn nhân đặc biệt của cộng sản)

Cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) làm quan lớn dưới triều Nguyễn ở thế kỷ thứ 19. Cụ văn đức song toàn, suốt đời  vì dân vì nước. Năm 1867 cụ đã lấy cái chết của mình để cứu dân lành khỏi nạn binh đao. Cụ là biểu tượng cho hào khí miền Nam. Thế nhưng, hơn một thế kỷ sau, năm 1975 cụ là nạn nhân của chính quyền cọng sản Việt Nam. Cụ bị xử tử ngay tại sân trường mang tên cụ ở Cần Thơ về tội bán nước và tội tự tử vì hèn nhát. Hai bộ đội cụ Hồ (Hồ Chí Minh, một đảng viên cọng sản quốc tế), đã dùng búa đập tượng cụ, cho đến khi chiếc đầu lìa khỏi cổ trước sự chứng kiến của nhiều quân cán chính Việt Nam Cọng Hòa. Họ bị tâp trung để xem án lệnh đấu tố cụ.
Lý do đảng Cộng sản dùng quyền lực và bạo lực để đạp đổ, một học giả tối cao đầu tiên của Miền Nam được đa số dân Nam Kỳ yêu quý là vì cụ Phan có ảnh hưởng rất lớn với dân miền Nam. Ngay sau khi Việt Nam bị nhuộm đỏ tháng 4 năm 1975, một phái đoàn từ Bắc được cử vào Nam để triệt hạ danh dự và di tích cụ. Tất cả tên đường và tên trường đều bị thay bằng tên các cán binh Cộng sản. Nhiều kênh mạng và nhiều bài báo kết tội cụ Phan là kẻ “ dâng thành, hiến đất cho giặc” . Ngôi mộ của cụ bị bỏ hoang phế. Những người Cộng sản còn đòi quật mồ cụ lên để đem xác vứt xuống sông.
Thật ra, việc lên án Cụ Phan « dâng thành, hiến đất cho giặc », đã đưọc chuẩn bị ở Hà nội vào những năm 1962-1963. Đứng đầu là Trần Huy Liệu, cột trụ Viện sử học, cha đẻ anh hùng xạo Lê văn Tám. Lúc đó là thời điểm đảng cọng sản Việt Nam, theo chiến thuật biển người của Mao Trạch đông  phát động chiến tranh vào Miền Nam. Họ động viên văn học, nghệ thuật, sử học, …cho mục tiêu chánh trị, cùng đề cao sự lìều mạng như là gương anh hùng để lùa dân xông vào chỗ chết. Ngoài ra, theo tài liệu từ nhà biên khảo Trần Đông Phong, Trần Huy Liệu đã  dùng nhân vật Phan Thanh Giản để bôi xấu những ai có thái độ khuất phục trước sức mạnh của Pháp năm 1867 và  Mỹ năm 1963.

Mặt khác, đảng Cộng Sản trong ý đồ xâm lăng Miền Nam còn nhằm răn đe thành phần  “tập kết”. Đây là những cán binh cọng sản ở  miền Nam năm 1954 ra Bắc bằng tàu thủy theo hiệp định Genève. Cụ Phan từng phục vụ từ miền Trung Việt Nam cho tới mũi Cà Mau. Cụ cũng đã đi sứ qua nhiều nước nên cụ là người nhìn xa thấy rộng. Nhà vua đã từng khen thưởng cụ ”Liêm, Bình, Cần, Cán” .  Đường công danh của Phan tiên sinh đầy oan khuất nhưng Cụ vẫn hết lòng ái quốc, trung quân. Ngoài văn thơ thương tiếc cụ của các văn nhân thời bấy giờ, cụ còn được phong thần  ở các tỉnh thành. Nhiều đường lớn, bệnh viện, trưởng học, cầu, chợ mang tên cụ. Tượng cụ được dựng bên ngoài lăng miếu và trường học.
Cụ Phan Thanh Giản  là người đầu tiên và duy nhứt ở miền Nam thi đậu Tiến sĩ trong vương triều nhà Nguyễn.  Cụ người làng Bảo Thạnh, tỉnh Vĩnh Long (xưa) nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thời đó là thời các nước phương Tây tìm thị trường, chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên và nhơn lực để làm giàu sau cách mạng khoa học kỷ thuật. Năm 1863, triều đình cử cụ làm Chánh Sứ sang Paris (Pháp) và Madrid (Tây Ban Nha) để thương thuyết tìm cách chuộc lại ba tỉnh miền Đông do hòa ước năm 1862 đã ký kết. Nhưng việc thương lượng không thành. Nhờ qua Pháp cụ “thấy việc Âu Châu phải giựt mình; kêu gọi đồng bang mau thức dậy” nhưng “hết lời năn nỉ chẳng ai tin”.
Chức vụ sau cùng của cụ là Kinh Lược Sứ đóng ở Vĩnh Long lo trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Hậu bán thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn quá suy yếu do chính sách bế quan tỏa cảng.  Quân Pháp dưới sự chỉ huy của De La Grandière dốc toàn lực tấn công chiếm thành Vĩnh Long. Không đủ sức chống cự vì vũ khí thô sơ so với vũ khí của Pháp, cụ Phan giao thành và yêu cầu quân Pháp không được tàn sát lương dân. Thành thất thủ, cụ Phan  nhận lãnh trách nhiệm, nhận tội với triều đình, gởi trả ấn tín vua ban, khuyên con cháu không được cộng tác với người Pháp, uống thuốc độc quyên sinh, ngày 4 tháng 8 năm 1867.
Sau khi cọng sản cai trị toàn nước Việt (30-4-1975),  dân miền Nam  sửng sốt khi hay tin nhân phẩm cụ Phan, người đã chết theo thành hơn một thế kỷ trước, bị cộng sản hạ bệ. Trước khi quyên sinh cụ đã tuyên bố Cờ tam sắc không thể bay phất phới trên một thành lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống”, thì  Phan tiên sinh không thể bị kết án là “dâng thành, hiến đất cho giặc” được. Năm 2008 đảng Cộng Sản Việt Nam, để tồn tại họ phải đổi mới. Việc Viện Sử Học Việt Nam đã cho khôi phục một số di tích liên quan đến cụ. Nhưng nhà cầm quyền cọng sản vẫn bất nhất chưa chính thức phục hồi danh dự  của cụ và xin lỗi vể những sai lầm trong việc xúc phạm đến một danh nhân đất  nước.
Tâm-Tâm

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.