Biên khảo của G.S. Phạm Trọng Lệ
Mồng Một Tết âm lịch sắp tới là năm con Hổ hay Nhâm Dần nhằm vào ngày thứ ba mồng 1 tháng 2 năm dương lịch 2022. Bài này phần nào có vài chi tiết về sinh vật học, có thể thiếu tế nhị, nên xin coi như một bài khoa học. Vì giới hạn, bài cũng để dành vài khía cạnh văn hóa của con Hổ vào một dịp khác. Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dính dáng ít nhiều đến hổ. Ít có con vật nào được từ điển uy-tín Larousse dành cho thành ngữ jaloux comme un tigre.
“Sao giờ này hai giờ sáng mới vác cái bộ mặt dễ ghét về nhà?”
Nói đến Hổ, người dân thường—nhất là đồng bào miền Thượng ở thế kỷ trước– thường tỏ lòng kính cẩn, phải thờ cúng, thậm chí chỉ dám nói khẽ đến tên như ông hùm, ông kễnh, ông cọp, ông khái, ông ba mươi; lại có nơi còn có bầy bàn thờ hình Ông Hổ…bài này cũng nói đến Bà Hổ thường bị Ông quên lãng. Bà mang thai (từ 93-105 ngày), sinh ra mỗi lứa từ 2-4 con, hiếm khi tới 6 con, Mỗi con nặng 780 đến 1,600g (1.72 đến 3.53 lb), thường sinh trong khoảng giữa tháng 3 và tháng 6, và nhất là tháng 9.
Sau khi mẹ đẻ ra, hổ con như “mù,” mắt nhắm nghiền, được hổ mẹ cho bú sữa từ lúc lọt lòng suốt 5 hay 6 tháng. Tuy mắt nhắm mà hổ con theo mẹ bằng mùi của mẹ. Khi hổ con lớn lên, có thuyết cho rằng hổ con theo mẹ bằng hai vết trắng sau tai mẹ, nhưng chưa xác-định rõ. Có chỗ cho rằng hai chấm trắng đó, eye spots hay predator spots, có nhiệm vụ như “tai giả” để đề phòng một con vật lạ tấn công từ phía sau. Một tuần sau khi đẻ, hổ con nhú răng sữa, và từ một hay hai tuần sau, hổ con mới mở mắt. Hổ mẹ vẫn cho bú sữa tiếp đến 4 tháng hay lâu hơn, và nuôi trong hang trước khi cho tập đi theo đàn, cho ăn thịt và dần dần dạy cách săn thú khác. Lúc này khi con còn nhỏ bà mẹ tha con bằng cách cắn nhẹ vào gáy mang đến một cái hang hay hốc đá khác để được an toàn hơn.
Còn ông Hổ bố, sau ba bốn ngày, thời gian tìm hiểu có khi lâu hơn từ tháng 11 đến tháng 2, trong thời gian quen biết courting, kiên nhẫn đeo đuổi ve vãn tán tỉnh, có khi còn kiếm thịt về cho nàng ăn, trong thời gian ‘quen hơi bén tiếng,’ sau khi nàng chọn một trong số mấy chàng đeo đuổi, và nếu hài lòng chàng nào thì nàng nằm doãi chân về phía sau, tỏ những dấu hiệu “chịu”–cả chàng và nàng, được nhận là tỏ tình rất ồn ào—nàng ồn không kém. Chừng bốn năm ngày sau, chàng “biến dạng.” Có điều lạ nữa là sau khi “giao phối” xong thì chàng phải rút lẹ khi có dấu hiệu nàng không muốn nữa. Thời gian “trăng mật” của hổ cái chỉ từ 3 đến 6 ngày.
Rất hiếm khi có hổ đực cùng đi theo hổ cái săn sóc con, dù là con mình. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ: vào tháng May, 2015, vì có máy chụp hình đặt ở gần bẫy nên đã ghi lại là trong trại Bảo Vệ Thú Sikhote-Alin Nature Reserve, một con hổ Amur đực đi qua, theo sau bởi một con hổ cái và ba hổ con trong khoảng hai phút. Đây là một bằng chứng hổ có thể sống như một gia đình. Trường hợp nữa, tại Khu Dành Riêng Nuôi Hổ Ranthambone, phía bắc Ấn Độ, một con hổ đực giống Bengal nuôi hai con hổ con mồ côi vì mẹ bị bịnh chết. Hai hổ con được hổ bố tha đồ ăn về cho ăn, bảo vệ chúng và có vẻ còn luyện cho chúng cách săn. (Nguồn: en.wikipedia.org under ‘the tiger’). Hổ đực, khi bình thường kiếm được mồi thì để cho hổ cái và hổ con ăn trước rồi mới ăn sau, chứ không háu ăn như sư tử.
Hổ cái chọn sinh con ở một nơi khá kín đáo như bụi lau cao, hốc đá, động nhỏ hay hang, để “vượt cạn một mình.” Không có cảnh hổ đực quanh quẩn kế bên để chia sẻ tiếng ‘vợ’ đau đẻ, nghĩa là hổ đực không như mấy ông nhà quê ngày xưa khi vợ đẻ, làm những việc có vẻ thiếu ‘lô-gic’ như “leo lên mái nhà,” nhổ cọc chuồng lợn, lăn ra đường, v.v… như mấy “tục” của mấy ông chồng ở vài vùng quê ngoài Bắc Việt thời xưa. (Xem: Nguyễn Dư, Phong tục về Sinh đẻ, Đất Việt (2015).)
Bà hổ mẹ một mình chịu nỗi đau đớn. Đẻ con, bà tự lo, không có cô mụ đỡ hay bác sĩ sản khoa ở bên, bà tự đỡ đẻ lấy. Khi đẻ xong, bà dọn dẹp sạch sẽ –tránh để lại dấu vết và mùi máu khiến những con vật khác đánh hơi mò tới gây hại cho hổ con mới sinh, lúc đó còn nhắm nghiền mắt. Bà mẹ hổ dọn sạch bằng cách nào? –“Ăn luôn bộ nhau” của mình.
Những tháng sau, tự bà mẹ hổ, thường không có hổ đực đi cùng, chỉ dạy cho hổ con cách đi theo, cách săn, và bảo vệ hổ con khi có con vật khác lại gần. Chỉ có bà mẹ. Đây là một trường hợp Hổ cha “bị mất điểm” trách nhiệm chung.
Hổ con lớn dần và trong năm đầu, chỉ có từ 35 đến 50 phần trăm sống sót. Lý do là vì hổ con còn vụng về, mải cựa quậy, tò mò, chạy xa khỏi hang và… hoặc quên mất đường về, bị lạc, hay bị tuyết lạnh và đói rồi chết, hay bị một con hổ đực nào đó cắn chết. Hổ đực lạ cắn chết hổ con, để được giao tiếp với hổ mẹ sớm hơn, nếu như hổ mẹ không phải cho con bú.
Figure 2: Mẹ hổ dùng răng tha con
Độ ba tuổi rưỡi, con hổ cái bắt đầu trưởng thành sinh lý, còn hổ đực thì muộn hơn một năm, nghĩa là độ 4-5 năm. Nếu ở ngoài rừng hoang, Hổ có thể sống được 20 năm, còn nếu trong Khu Bảo Vệ thì sống đến trên 20 năm, lâu nhất ghi được là 26 năm.
Hổ bị người săn nên dần dần mất giống, có nơi dần dần tuyệt chủng.
Năm 2016, nhìn vào bảng tổng số hổ sống hoang dã ở các quốc gia thì trong số 3,890 con hổ sống ở ngoài rừng, nước còn số hổ lớn nhất là Ấn Độ (2,225), Nga (433), Indonesia (371), Mã Lai (250). Trung Quốc còn trên 7 con, Việt Nam còn không quá 5 con. Tục săn hổ để lấy thịt, xương, bộ phận khác cũng khiến một số lớn hổ bị diệt. Cũng có nơi tổ chức săn hổ cho du khách đi săn và lấy da.
(Nguồn credit: vi.vikipedia.org./Hổ)
Bảng kê số lượng hổ sống ngoài hoang dã ở các quốc gia (2016) ước tính là 3890.
Hổ là loài dã thú độc cư (solitary life) ban ngày thức, thường ngủ ban đêm, sống một mình trong vùng của mình mà bề mặt chiếm diện tích khá lớn, thường chỉ khi kiếm được bạn và giao tiếp mới sống cùng nhau. Vẻ mặt hổ nghiêm trang, đẹp và khỏe, hấp dẫn, chạy nhanh, mắt vàng hay hổ phách (yellow or amber), tròng mắt đen, ban đêm mắt sáng quắc, toát ra vẻ oai phong, bộ lông mầu nâu thẫm, hay xám, có vằn đen, lưng và đuôi dài, cân đối và nhịp hàng như gợn sóng. Tiếng hầm làm các loài khác e sợ.
=>Figure 3: head of a tiger during the night.
(Credit: Ranthambore National Park)
(trích) Một đoạn trong bài “Thơ Rừng” chuyển sang tiếng Anh của ba dịch giả:
“Với Tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi. /
Với khi thét khúc trường ca dữ dội, / Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng / Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng / Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc / Trong hang tối mắt thần khi đã quắc / Là khiến cho mọi vật đều im hơi. / Ta biết ta chúa tể cả muôn loài… Thế Lữ, Nhớ Rừng, bản 1941.
-Bản dịch của Nguyễn Khắc Viện et al.
(trích) et le vent qui rugit dans les bois, et les torrents qui ébranlent les montagnes
et les hurles où je clamais la grande et terrible épopée,
J’avançais à pas lents et majestueux,
je me faufilais, telle la vague qui s’enroule
jouant avec des ombres profondes des feuilles épineuses, des herbes coupantes
Dans mon antre ténébreux, quand j’ouvrais mes yeux divins
Tous les êtres alentour se taisaient leur souffle.
Je sais que je suis le roi des mille et mille espèces…
Source: “Nostalgie des Forets” (Nhớ rừng) Traduction en français par Nguyen Khac Vien, et al. Anthologie de la Littérature Vietnamienne. Tome III. Hanoi: Editions en Language Étrangères, 1973, p 416.
-Bản dịch của Nguyễn Ngọc Bích (1975)
(trích) I hear the blast of winds, torrents shaking the hillside,
and my own terrible immortal voice
rolling through the spaces as I glide
among silent shadows, prickling leaves, fiery grasses,
my skin undulations in rhythmic waves.
When my eyes sparked green and gold in the cave, nothing moves,
I knew I was king of animals…
“Green Nostalgia”
(Soliloquy of a tiger in a Zoo by Thế Lữ)
Translated by Nguyễn Ngọc Bích, A Thousand Years of Vietnamese Poetry, New York: Alfred A. Knopf, 1975, p.160).
-Bản dịch của Thomas D. Lê (2004)
“Yearning for the Jungle”
(The voice of a tiger in captivity in a zoo)
(Trích) Mighty howling winds, and thundering falls,
Roaring my epic and powerful roar,
I strutted in commanding steps sure and pround,
My rhythmic wave-like body strong and stout,
Stalking silent ‘mongst brambles and sharp grass.
In dark caves once I flashed my awesome eyes
All life lay quiet holding its hushed breath.
I basked in smugness, king of all creatures…
(trích)
Translated by Thomas D. Lê
19 September 2004
Note: Người viết hy vọng có dịp trở lại đầy đủ những bản dịch tiếng Anh bài “Nhớ Rừng,” kể cả bản tiếng Anh của Burton Raffel vào một bài khác.
Nhà thơ Anh lãng mạn William Blake (1757-1827) cũng có bài thơ the Tyger. (tyger là lối viết chính tả của Blake) Bài thơ này G.S. William Harmon chọn là bài thơ phổ thông nhất trong 500 bài thơ được in trong các hợp tuyển thơ “most popular poem among 500 selected in anthologies.” Trong bài thơ này Blake chất vấn Thượng Đế hay Tạo Hóa đã tạo ra con cừu một con vật nhu mì sao, chính bàn tay Ngài lại tạo ra con hổ, một con vật hung ác? Một câu hỏi làm ta suy nghĩ.
The Tyger
William Blake (1757-1827)
Tyger Tyger, burning bright,
In the forests of the night:
What immortal hand or eye,
Could frame thy fearful symmetry?
In what distant deeps or skies.
Burnt the fire of thine eyes?
On what wings dare he aspire?
What the hand, dare seize the fire?
And what shoulder, & what art,
Could twist the sinews of thy heart?
And when thy heart began to beat,
What dread hand? & what dread feet?
What the hammer? What the chain,
In what furnace was thy brain?
What the anvil? What dread grasp,
Dare its deadly terrors clasp?
When the stars threw down their spears
And water’d heaven with their tears:
Did he smile his work to see?
Did he who made the Lamb make thee?
Tyger Tyger burning night:
In the forests of the night:
What immortal hand or eye,
Dare frame thy fearful symmetry?
(from Songs of Experience)
(Blake is considered a precursor of British Romanticism, a mystic nhà thơ huyền bí, a visionary poet nhìn xa trông rộng, painter, printmaker, neglected in his time, but considered the best poet in the twentieth century. His notable study is by Northrop Fry, Anatomy of Criticism, và Fearful Symmetry: A study of William Blake (Princeton).
Tóm tắt ý nghĩa bài The Tyger: The Tyger là một trong những bài thơ tiêu biểu của Blake trong Songs of Experience viết năm 1794. Chủ đề của bài thơ là ai tạo nên con hổ, con vật gây kinh sợ uy nghi nhưng rất đẹp và cân đối. Trong rừng sâu đêm tối, nhà thơ hỏi, ai là người tạo nên thân hình dữ tợn mà cân đối của con hổ, ai lên núi hay bầu trời cao để tìm được ánh lửa trong mắt hổ, ai mất bao công sức để tạo nên thớ thịt của trái tim hổ, và khi hổ đã thành một con vật sống động, thi sĩ tự hỏi chắc Đấng Tạo hóa hài lòng vì Ngài đã dùng búa, đe để tạo nên vẻ cân đối của con hổ, chắc Ngài hài lòng về tác phẩm mà Ngài tạo nên. Hay nếu không phải Thượng đế thì là ai tạo ra hổ? (source: credit: Tóm tắt ý trong eng-literature.com)
(Muốn nghe bài đọc bài The Tyger, quí vị có thể vào Google, nghe Youtube của, kịch sĩ Ian Richardson.)
Hổ cái tương đối khá chung tình nhưng khá kén chọn ‘bạn tình’.
Theo Ranthambore xin tóm tắt 20 điều kỳ lạ bạn chưa biết về hổ, thì: Hổ là loài thú thuộc giống mèo rừng (wild cats) lớn nhất; nó có thể tát chết người, có thể bơi đến 60 cây số một ngày, lưỡi có nước bọt là chất khử trùng antiseptic nên dùng lưỡi liếm cho con, vẵn vẫn in trên da dù da hổ bi lột, nước tiểu có mùi giống như ngô có rưới bơ lỏng (như các cô cậu hay ăn trong khi xem movies, như vậy nếu đi picnic trong rừng nếu ngửi thấy mùi ngô rang bơ, chớ tưởng là đang cùng bồ vào rạp hát) mà nên nghĩ là có hổ ở gần. Hổ thích rình kiên nhẫn rình con mồi, rất giỏi hòa mình với cây cỏ, rình cho có cơ hội rồi mới nhấy ra vồ, có thể tới 60 km/một giờ, nhưng chỉ một đoạn ngắn. Hổ còn biết nhại tiếng kêu của một số con vật, một ưu điểm để săn các con thú khác. (credit: https://ww.ranthamborenationalpark.com/amazing-facts-about-the-tigers)
Hổ được chia làm 9 giống subspecies: Xưa ở từ Phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ và Transcaucasia đến bờ biển Nhật Bản và từ Nam Á đến Nam Dương. Ngày nay trong 9 giống chia tùy địa lý: Bengal, Caspian, Siberian (Amur), South China, Indochinese, Malayan, Bali, Javan, Sumatran. Ghi chú: ba giống tuyệt chủng được gạch dưới tên. Nay chỉ còn sáu.
(Source: vi.wikipedia.org/hình tượng con hổ trong văn hóa
Như đã nói, hổ thích đi một mình trong rừng khi sống ở nơi hoang dã, cần có một lãnh thổ nhiều kilomet vuông. Nếu có một con hổ nhỏ hơn vào vùng đất của nó, thường thì nó để yên nếu không tranh giành với một con hổ cái của nó. Một cách mà con hổ nhỏ hơn chịu phục con lớn là con hổ nhỏ hơn nằm ngửa lưng trên mặt đất, dơ bốn chân lên trời để hở bụng lông trắng tỏ ý qui phục. Con hổ lớn thấy vậy sẽ để yên cho con hổ nhỏ đi lại hay ở trong lãnh thổ nó cho đến lúc sau này, con hổ nhỏ hơn lớn thêm và đủ mạnh để tranh vùng đất của hổ lớn, nếu lúc đó hổ lớn đã già hay yếu.
Nguyễn Du và Hổ
Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã dùng chữ “Hùm” chỉ con cọp, hay con hổ cả thảy 6 lần (Tham khảo: Đào Duy Anh, TĐTK), Có thêm một câu có dùng chữ “sư tử” để người đàn bà ghen là Hoạn Thư. Tích Nhà Thơ Tô Đông Pha diễu bạn là Trần QuýThường sợ vợ là nàng Liễu Thị ở tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, bên Tầu có tình ghen bốc lửa, nổi máu tam bành, trong đó có hai câu:
Hốt văn Hà Đông sư tử hống,
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên..
(Bỗng nghe sư tử Hà Đông hống
Tay buông gậy chống bụng rối beng).
1. Miệng hùm nọc rắn:
-Thân ta ta phải lo-âu,
Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này (K2015)
(chỉ nơi hiểm nghèo)
My life I must take into my own hands,
beware a tiger’s jaws, a serpent’s fangs (HST, The Tale of Kiều, p105)
(Đoạn này tả trong khi Hoạn Thư về thăm nhà, Kiều đang ở lầu Quan Âm Các chép kinh thì Thúc Sinh tới, đôi bên than thở; ngờ đâu cả hai không biết Hoạn Thư chợt về nấp một chỗ nghe. Thấy tình trạng này mình không thể ở lâu được, cũng có thể Kiều hiểu ý của Hoạn Thư quá thông minh muốn nàng phải rời đi, tuy trước được cho phép ra chép kinh, nhưng tình trạng lúc đó nếu không thoát đi, Thúc Sinh trong tương lai sẽ lén vợ gặp Kiều nữa, và nếu vậy, nơi đó sẽ thành một nơi hiểm nghèo, Kiều quyết định lấy trộm chuông vàng trốn đi.)
2. Bán hùm buôn sói
–Nữa khi muôn một thế nào.
Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu?
Should later it turn out that I have bought
A tiger in a poke, where shall I turn? (HST, p109)
(Bán hùm buôn sói: người buôn bán bất lương. Mại lang mãi hổ, tả khoán vô bằng: bán sói buôn hùm, viết văn tự không bằng cớ.) (Đào Duy Anh, TĐTK, p27).)
3. Trướng hùm: bức màn, cái lều bằng vải bằng da cọp kết lại làm chỗ ngồi, cũng chỉ chỗ chỉ huy của ông tướng.
Trướng hùm mở giữa trung quân
Từ quân cùng với phu nhân cùng ngồi.
– K2315-2316
(Đọan này tả Từ Hải để Thúy Kiều lập tòa án phán xử và trừng phạt những kẻ xưa (như Sở Khanh, Ưng, Khuyển, Tú Bà…) ác độc với nàng, và đền công và thưởng những người tốt như Giác Duyên.
Under a tent erected in the midst
Lord Từ and his fair lady took their seats. (HST, p119).
4. Râu hùm hàm én (gốc từ nhóm chữ Yến hàm hổ cánh – Hàm én cổ cọp – tướng của Ban Siêu, tướng nhà Hán). Cụ Nguyễn Du tả nhân vật Từ Hải như tướng Ban Siêu đời Hán, nhưng cụ đổi “cổ cọp” ra “râu hùm”:
“Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.” – K2167
His shoulders were five inches broad [and] his body was ten feet tall. (HST, p199.)
A tiger’s beard, a swallow’s jaw, and brows
as thick as silkworms—he stood broad and tall.
His shoulders were five inches [and] his body was ten feet tall. (HST, p113)
The physiognomy of the military hero, Từ Hải, is similar to that of the famous Han commander Pan Ch’ao. (HST, p198). Diện mạo Từ Hải được ví như tướng Ban Siêu đời Hán. (Xem thêm: gs Phạm Thị Nhung trong “Kiều gặp Từ Hải” (c2165-2210) trong https://gsptn.blogspot.com?m=1)
5. Kề răng hùm-sói gửi thân tôi đòi (K2670)
(She served a wolf, she did a tiger’s will. (HST, p137)
Tam Hợp đạo cô trả lời câu hỏi của vãi Giác Duyên tại sao Kiều ăn ở hiếu nghĩa mà lại gặp toàn những nỗi đoạn trường: ấy là vì “Oan kia theo mãi với tình.”
6. Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn (K2516)
The fiercest tiger, taken unawares, / will lick the dust and meet an abject end (HST, p129)
Đoạn này Kiều kể lại Từ nghe lời Kiều về giải binh với triều đình mong có ngày nàng cũng được về cố hương, ngờ đâu bị Hồ Tôn Hiến vờ tiếp sứ, nhưng khi Từ bất ý, bèn đánh úp, anh hùng cũng chẳng ngờ, chết đứng ngoài mặt trận. 7. Trước hàm sư tử người đằng la (K1350)
I shall be prey to her, your lioness.
(Ho-tung lioness sư tử Hà Đông – Si Shih)
(Đoạn này dùng “sư tử” chỉ Hoạn Thư, Kiều xin Thúc Sinh về nói khéo với với chị cả Hoạn Thư, chị thương cho bề nào thiếp cũng cam, biết là Hoạn Thư ghen như sư tử Hà Đông (Sơn Tây, Trung Quốc, mà Tô Đông Pha có bài thơ ngắn diễu bạn).
VÀI CÂU TỤC NGỮ
-1. Không vào hang hổ sao bắt được cọp con (Bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử). If you dare not venture to enter the tigress’den, how can you catch her cubs?
(Phải có gan mạo hiểm mới làm được việc khó.) Tương tự: no pain, no gain hay: Nothing ventured, nothing gained. Lời tướng Ban Siêu đời Hán.
-2. Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm
(Vẽ cọp vẽ da xương khó vẽ xương,
Biết người biết mặt nhưng không biết lòng).
(Nguồn: Tục ngữ Hán Việt: beta.wikiquote.org)
(In drawing a tiger, easy to draw its skin, (but) hard to draw its skeleton,
In knowing a man, easy to know his face, (but) hard to know his heart.)
Dịch giả Gió Vi Vu dịch thoát ý của hai câu trên trong:
Dò sông dò biến dễ dò,
Đố ai lấy thước mà đo lòng người.
Nguồn: Gió Vi Vu, TUYỆT CHIÊU (the CATBIRD SEAT) by James Thurber (KhoaHocNet.com, 12-11-21).
Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cùng nói ý ấy:
Cùng đường dù tính chữ tòng
Biết người, biết mặt biết lòng làm sao?
Nữa khi muôn một thế nào,
Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu?
(K2119-2122)
If cornered, I must wed and serve a man
how do I know him, know his face, his heart?
Should later it turns out that I have bought
A tiger in a poke*, where shall I turn?
(K2121-2122)
*proverb: buy a pig in a poke: Mua phải của giả vì không xem kỹ. Mua mèo trong bị. Giáo sư Huỳnh Sanh Thông đổi “a pig in a poke” thành “a tiger in a poke.”
-3. Le tigre aussi a besoin de sommeil. (proverbe chinois)
Hổ cũng cần ngủ.
(Cơ thể của mọi loài cần phải ngủ để phục lại sức, cho dẫu mạnh như hổ)
(Source: Citation-celebre.leparisien.fr)
-4. Hồ giả hổ uy.
The fox borrows the tiger’s terror.
Cáo mượn oai hổ.
(Tục ngữ Trung Hoa, câu này trách kẻ lợi dụng uy quyền của kẻ lớn mạnh để hăm dọa hay hà hiếp kẻ khác.)
-5. Agneau en peau de tigre, craint encore le loup (proverbe chinois)
Cừu dù có da hổ, vẫn sợ chó sói.
-6. Hổ phụ sanh hổ tử (tục ngữ Trung Hoa)
Cha tài giỏi làm sao, sanh con làm vậy. English: Tiger father begets tiger son (Chinese). Nếu cha giỏi và con thất bại, thì đổi câu này thành “hổ phụ sanh cẩu tử”).
-7. Hổ lạc bình-dương bị khuyển khi.
Cọp xuống đất bằng bị chó khinh.
(Hết thời, nay một mình tới đất lạ, bị những kẻ không ra gì khi dể, hiếp đáp. (VNTĐ, A-L, phụ lục.)
-8. Ne blâme pas Dieu d’avoir créé le tigre, remercie-le plutôt de ne pas lui avoir donné des ailes. (proverbes éthiopiens/Indien)
Đừng trách Thượng Đế đã tạo ra con hổ; thay vì hãy thầm cám ơn Ngài đã không ban cho nó thêm đôi cánh. (Tục-ngữ Éthiopie)
Trời sanh hùm chẳng có vây
Hùm mà có cánh hùm bay lên trời (Ca Dao)
(LVĐ & LNT, VNTĐ, A-L, p. 652).
(Source: https://citation-celebre.leparisien.fr)
-9. Cọp chểt để da, người ta chết để tiếng.
(Con hổ sau khi chết còn để lại bộ lông cho người đời quí trọng; con người sau khi chết còn để tiếng lại. Khuyên ta nên ăn ở sao cho được tiếng tốt.)
Hổ tử lưu bì nhân tử lưu danh.
Japanese: A man’s good name is as precious to him as its skin to a tiger.
(Danh thơm đối với một người cũng quí như bộ da đối với con hổ.)
Hãy so sánh câu tục ngữ Hán Việt này với câu tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong vở kịch Julius Caesar của Shakespeare.
Sau khi nhân vật Brutus người được Caesar quí mến đã cùng bọn phản loạn đâm ông 33 nhát và nhát của Brutus là nhát cuối cùng, và là nhát hạ gục Caesar, người thương Brutus như con, Brutus bước ra tiền đình quốc hội La Mã nói với người dân La Mã rằng phải giết Caesar vì ngài có tham vọng và vì Brutus yêu thành Rome hơn, thì đến lượt Antony bước ra nói:
The evil that men do lives after them
The good is oft interrèd with their bones.
(Antony, Julius Caesar, hồi III, cảnh ii, dòng 77-78)
(Nguyên văn: Những điều ác con người làm, vẫn còn sống sau khi họ chết
Còn điều tốt thì thường chôn vùi theo với xương họ.)
Dịch vần:
Tiếng xấu, dẫu chết rồi, người đời nhớ mãi
Danh thơm vừa nằm xuống, thiên hạ quên ngay.
(PTL phỏng dịch)
Le mal que font les hommes vit après eux
Le bien est souvent enterré avec leurs os.
(Jules César par William Shakespeare traduit par M. Guizot (ebook project Guttenberg #15841, released May 17, 2005).
–9. Dieu a inventé le chat pour que l’homme ait un tigre à caresser chez lui.
Victor Hugo
Thượng Đế đã tạo ra mèo để người có một con hổ để vuốt ve ở nhà.
-10. Quand un homme désire tuer un tigre, il appelle cela sport; quand un tigre desire le tuer, it apple cela férocité.
George Bernard Shaw
Khi con người muốn giết một con hổ thì người ta gọi hành động đó là “thể thao”; khi con hổ giết một người thì người ta gọi đó là “hung ác”.
(Source: https// evene.lefigaro.fr/citations/mot.php?mot.tigre&p=2)
Hổ và Chính Trị
10. Qui est à cheval sur un tigre, n’en descend pas aisément. (Proverbe chinois)
Cưỡi trên lưng cọp rồi khó mà bước xuống.
Trong thế kỷ 20, có ít nhất ba chính khách nổi tiếng tây phương dùng ý của câu tục ngữ Trung Hoa kể trên “Ngồi trên lưng hổ khó bước xuống.”
=>a) Người thứ nhất: thủ tướng Anh Churchill:
“Dictators ride to and fro upon tigers from which they dare not dismount. And the tigers are getting hungry.” Winston Churchill, “Armistice – or Peace?” the Evening Standard (11 Nov. 1937).
Những kẻ độc tài cưỡi hổ đi đi lại lại mà không dám bước chân xuống. Và những con hổ mỗi lúc một đói. (Thủ tướng Anh đọc diễn văn “Đình Chiến hay Hòa Bình?” 11 tháng 11 1937. Ngụ ý cảnh cáo những nước những nhà đại kinh doanh Anh, Pháp, Mỹ vì e ngại chiến tranh mà tìm cách đình chiến với Đức Quốc Xã trước khi chiến tranh thứ hai. Nhưng rồi Đức xâm lăng Ba Lan và Đệ Nhị Thế chiến bắt đầu. (quoteinvestigator.com)
=>b) Người thứ 2: Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman:
“…Being a president is like riding a tiger. A man has to keep on riding or he is swallowed.”
(Làm Tổng Thống cũng như người cưỡi hổ. Phải ráng cưỡi nếu không thì bị hổ nuốt chửng.)
Tổng thống giải thích tiếp: “The fantastically crowded months of 1945 taught me that a president either is constantly on top of events, or, if he hesitates, events will soon be on top of him. I never felt that I could let up for a moment.” Những tháng vĩ đại đầy biến cố trong năm 1945 đã dạy tôi một bài học là làm tổng thống hoặc là phải không ngừng nắm vững các biến cố, hoặc nếu ngần ngại, biến cố sẽ chóng tràn ngập. Nên không lúc nào tôi ngưng nghỉ. (Harry S. Truman, Memoirs, vol II, Years of Trial and Hope (1956), ch. 1. (Source: Quora.com)
=>c) Người thứ ba: John F. Kennedy
Trong diễn văn nhậm chức, tổng thống Hoa Kỳ trước tiền đình quốc hội, Jan. 21, 1961, John F. Kennedy nói trong bài diễn văn:
“Those who foolishly sought power by riding the back of the tiger ended up inside.”
Những kẻ xuẩn ngốc tìm quyền lực bằng cách cưỡi trên lưng hổ rồi cuối cùng chấm dứt đời mình trong bụng hổ. (Diễn văn nhậm chức Inaugural Address, Jan. 21, 1961.)
Nguồn gốc: câu nói trên –cưỡi lưng hổ chỉ e lúc bước xuống—Kị Hổ Nan Hạ–gốc ở đâu mà ra:
–William Scarborough (c. 1875) “He who rides a tiger is afraid to dismount. Kẻ nào cưỡi hổ thì sợ lúc bước xuống”—chính ông lại dùng câu tục ngữ số 2082 trong cuốn Chinese Proverbs năm 1875. (Ch’i ‘hu nan hsia pei).
(Source: William Safire, www.nytimes.com/2005/02/06/magazine/metaphor-madness.html/)
Idioms
Tương tự với câu “cưỡi hổ chỉ e lúc bước xuống” có câu sau:
–Have a tiger by the tail: Nắm hổ đằng đuôi (rồi không dám thả ra). Have become associated with something powerful and potential dangerous. Nghĩa: Rơi vào tình trạng nan giải. Thí dụ: You have a tiger by the tail: you bit more than you chew. Bạn nắm hổ đằng đuôi rồi: bạn nhận một việc gian nan quá sức bạn.
(Richard Spears, McGraw-Hill Dictionary of American Idioms and Phrasal Verbs (2005))
Ngữ Vựng để thỏa chí tò mò
Tiếng Pháp hổ đực gọi là TIGRE (tiếng Anh TIGER), hay tên khoa học thuộc loài mèo, chi là Panthera và loài là tigris, (từ tiếng Latin, và tiếng Hy Lạp tigris.) Hổ cái tiếng Pháp là tigresse. Tiếng Anh là tigress. Tự điển Larousse ghi thêm nghĩa bóng của tigre: extrêmement jaloux và cho thí dụ: Jaloux comme un tigre, femme aggressive (Phải chăng mấy nhà soạn tự điển người Pháp và người Mỹ và các nhà từ điển khác, dám “liều lĩnh” ám chỉ mấy cô đầm chân dài, và có móng đỏ chăng? Và không phải chỉ có một số mấy cô đầm Pháp mới bị đặt tên là “cọp cái” mà thôi; ở nhiều nơi, như quê hương Việt Nam, cũng có những “bà hổ” mà quí ông nên cẩn thận khi gọi là “hổ cái”– chứ tuyệt nhiên chớ bao giờ gọi là “cọp cái”– vì có thể bị hiểu nhầm, động chạm đến “ba bành” ai đó. Tự điển The American Heritage Dictionary Fourth Edition thứ lớn, cũng định nghĩa tigress là hổ cái, và cũng định nghĩa ai đó là “a woman regarded as daring and fierce.” Một phụ nữ coi như táo bạo và hung dữ. Tự điển Webster’s New World College Dictionary 2001 ngoài định nghĩa tigress là “a female tiger” còn chú thêm nghĩa bóng là “A woman thought of as like a tiger in sensuous sleekness, ferocity.
À! in sensuous sleekness: một bà được người ta nghĩ như một con hổ, mượt mà khêu gợi, hung dữ.
Thú lai giống: Trong sở thú hay khu bảo tồn, hổ hay sư tử có khi được nuôi chung, Hổ có thể sinh con với sư tử. Hay ngược lại. Hổ con mà bố là hổ, mẹ là sư tử, tiếng Pháp gọi là: Tigron hay Tiglon. Tiếng Anh: Tiglon (hay tigon). Loại ‘sư hổ’ bố sư tử mẹ hổ lai giống thường lớn hơn bố mẹ sinh ra chúng.
Còn bố là sư tử, mẹ là hổ, con đẻ ra tiếng Pháp gọi là gì? ligron hay tigon.
Collective noun: Một đoàn hổ đi với nhau gọi là an ambush of tigers or a streak of tigers.
Hổ Giấy:
Mao Zedong dùng riếng Hổ giấy Tigre du papier, Paper tiger, nguyên văn hổ giấy zhilaohu chỉ một vật hay người bề ngoài tưởng là mạnh mẽ hay đe dọa nhưng không hiệu quả, và câu nói nổi tiếng đã do Mao Zedong của đảng CS Trung Quốc tuyên bố. Nhưng thực ra người đầu tiên dùng danh từ này là Robert Morrison, nhà truyền giáo và soạn từ điển người Anh trong Tập Ngữ Vựng Tiếng Quảng Đông năm 1828. Trong một cuộc họp mặt với Henry Kissinger năm 1973, Mao kể một chuyện vui là ngưởi đầu tiên dùng tiếng “paper tiger” khi nói chuyện với ký giả Anna Louise Strong tháng 8, 1948. “Bom nguyên tử là Hổ giấy mà người Mỹ dùng để hù dân.” Năm 1956 và 1957, cũng đàm thoại với Strong, Mao nói: “ Bề ngoài thì mạnh nhưng thực ra không có gì phải sợ…” Khi Mao chỉ trích Thủ tướng Nga Nikita Khrushchev, vì hòa hoãn với Hoa Kỳ, Thủ tướng Nga được tường thuật là đã tuyên bố đáp lại: “Hổ giấy có răng nguyên tử.” (The paper tiger has nuclear teeth.) (Nguồn: en.wikipedia.org under “Paper tiger”).
–Viết xong 15 tháng 11, 2021. Bổ chính 1/12/22. Bài này đã đăng trong Tam Cá Nguyệt Cỏ Thơm tháng 12/2021 và Firmament số January 2022 –PTL
Tham Khảo
-Bài này dùng tài liệu trong wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt.
Huỳnh Sanh Thông. The Tale of Kiều. Yale University Press, 1983.
Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ. Việt Nam Tự Điển. Saigon: Khai Trí, 1970.
Đào Duy Anh. Tự Điển Truyện Kiều. 1971.
William Harmon. The Top 500. New York: Columbia University Press, 1992.
Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim. Truyện Thúy Kiều. 7th ed. Đại Nam, 1925 (rpt).
Justin Kaplan, Gen. ed., Bartletts’ Familiar Quotations. 16th edition, Boston, Toronto, London: Little. Brown and Company, 1992.
Citations:
https://www.dicocitations.com/proverbes-dictons-tigre-php
https://even.lefigaro.fr/citations/mot.php?mot=tigre&p=2
https://citation-celebre.leparisien.fr
Xem bài từ trang 33 tới trang 49 trong Đặc San