1
Virus corona
Vương quốc Anh hiện là quốc gia đầu tiên cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer’s Covid-19. Vắc xin này sẽ được cung cấp trên khắp Vương quốc Anh bắt đầu từ tuần tới, đánh dấu lần đầu tiên những người ngoài các thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới được chủng ngừa. Tại Hoa Kỳ, lô hàng vắc-xin coronavirus Pfizer đầu tiên sẽ được giao vào ngày 15 tháng 12. Các cố vấn vắc-xin cho CDC đã bỏ phiếu vào ngày hôm qua để khuyến cáo rằng cả nhân viên y tế và cư dân của các cơ sở chăm sóc dài hạn đều nên xếp hàng đầu tiên cho bất kỳ loại chủng ngừa nào được sử dụng khẩn cấp. sự cho phép của FDA. Số ca tử vong do coronavirus hàng ngày ở Mỹ đã lên tới gần 2.600 người vào ngày hôm qua – con số cao nhất kể từ tháng 4 – và số ca nhập viện gia tăng có thể cho thấy tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn trong tương lai.
Mỹ đang chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 cho các đối tượng đầu tiên, sau khi hai hãng dược của nước này nộp đơn xin cấp phép sử dụng vắc xin khẩn cấp.
(Ảnh minh họa: Getty)
Guardian đưa tin, hội đồng cố vấn tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 1/12 đã chính thức đưa ra khuyên nghị rằng các nhân viên y tế và nhóm người sinh sống trong viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn là các nhóm đầu tiên nên được tiêm vắc xin Covid-19. Theo Guardian, 2 nhóm nói này sẽ bao gồm khoảng 23 triệu người.
Khuyến nghị của CDC được xem sẽ là cơ sở phục vụ việc phân phối vắc xin Covid-19 cho các vùng lãnh thổ và các tiểu bang tại Mỹ.
Theo dữ liệu của CDC, đã có hơn 243.000 nhân viên y tế Mỹ mắc Covid-19 và 858 người thiệt mạng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, một thống kê độc lập do Guardian và Kaiser Health News thực hiện cho thấy số ca tử vong ở nhóm nhân viên y tế là 1.400 người.
Trong khi đó, nhóm người sống tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn chiếm ít hơn 1% dân số Mỹ nhưng chiếm tới 40% tổng số ca tử vong vì Covid-19 (khoảng hơn 100.000). Đây được xem là một trong những nhóm dễ tổn thương về mặt y tế nhất.
Hai vắc xin được nộp đơn xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp
Một người đàn ông tham gia thử nghiệm vắc xin của Moderna (Ảnh: Science)
Tại Mỹ, có 2 loại vắc xin hiện đã được nhà sản xuất nộp đơn lên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng vắc xin khẩn cấp là sản phẩm của liên doanh Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) (nộp ngày 20/11) và Moderna (Mỹ) (nộp ngày 30/11).
Tuần tới, các cố vấn của FDA sẽ thảo luận về trường hợp của vắc xin Pfizer và BioNTech để quyết định xem liệu họ có cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin này hay không. Nếu được cấp phép, vắc xin sẽ bắt đầu được đưa đi phân phối.
Trong kịch bản mọi việc suôn sẻ, vắc xin của Pfizer và BioNTech có thể sẽ được phân phối tại Mỹ vào ngày 15/12, trong khi ứng viên vắc xin của Moderna là 22/12.
Ngoài ra, cả BioNTech/Pfizer và Moderna đều đã nộp đơn tới Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) để xin cấp phép cho 2 ứng viên vắc xin mà họ đang phát triển. EMA ngày 2/12 nói rằng họ có thể cấp phép cho các vắc xin này “trong vòng vài tuần tới”. EMA đã và đang xem xét các dữ liệu mà 2 công ty cung cấp.
Tháng trước, cả 2 bên đều tuyên bố vắc xin của họ đạt hiệu quả chống dịch cao. Các kết quả thử nghiệm ban đầu trên quy mô lớn cho thấy hiệu quả ngăn dịch của BioNTech/Pfizer và Moderna lần lượt là 95% và 94%.
Trong một diễn biến khác, ba hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ American Airlines, United Airlines và Delta Air Lines đang thử nghiệm các kế hoạch nhằm vạch ra quy trình, thủ tục, thiết bị cần thiết để có thể phân phối vắc xin Covid-19 ra khắp thế giới, trong nhiều điều kiện nhiệt độ đáp ứng các yêu cầu.
Việc vận chuyển thuốc và vắc xin không mới với các hãng hàng không, nhưng với quy mô, tính khẩn cấp và các đòi hỏi nghiêm ngặt về việc duy trì nhiệt độ như vắc xin Covid-19 đã đặt ra một thách thức lớn cho bất cứ bên nào tham gia chuỗi cung ứng.
CDC sẽ thay đổi thời gian cách ly coronavirus được khuyến nghị từ hai tuần thành 7 đến 10 ngày nếu bạn đã tiếp xúc gần với người có kết quả xét nghiệm dương tính.
2
Điều tra ân xá
Bộ Tư pháp đang điều tra một tội phạm tiềm ẩn liên quan đến việc chuyển tiền cho TBO hoặc ủy ban chính trị liên quan để đổi lấy sự ân xá của tổng thống. Hồ sơ tòa án mới chưa được niêm phong cho thấy một thẩm phán đã xem xét yêu cầu vào tháng 8 từ các công tố viên để tiếp cận các tài liệu thu được trong cuộc khám xét như một phần của cuộc điều tra hối lộ để được ân xá. Không có tên hoặc dòng thời gian trong hồ sơ, nhưng điều này cho thấy một bước ngoặt pháp lý mới đáng ngạc nhiên trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Trump. Trump đã cho thấy ông sẵn sàng ân xá hoặc giảm án cho các đồng minh bị kết tội liên bang, như Michael Flynn và Roger Stone. Các cộng sự khác được cho là đã kháng cáo riêng lên Tổng thống với hy vọng được ân xá trước khi ông rời nhiệm sở, một nguồn tin nói với CNN. Nguồn tin cho biết danh sách các cộng sự đang thảo luận về chủ đề ân xá trước sẽ tìm cách bảo vệ những cá nhân đó khỏi bị truy tố bao gồm luật sư Rudy Giuliani của Trump.
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra nghi vấn về một âm mưu nhằm rót tiền vào Tòa Bạch Ốc (TBO) hoặc cơ quan chính trị để đổi lấy lệnh ân xá của tổng thống.
Tổng thống Trump trở lại TBO hôm 29/11. (Ảnh: Reuters)
Chánh án tòa án quận liên bang Mỹ Beryl Howell ngày 1/12 đã công bố sắc lệnh được kiểm duyệt chặt chẽ liên quan tới một vụ việc mà bà gọi là cuộc điều tra “hối lộ để được ân xá”.
Khoảng một nửa trong số 18 trang tài liệu đã bị bôi đen. Các nội dung được công khai cung cấp rất ít thông tin về cáo buộc. Danh tính của những người liên quan cũng không được tiết lộ.
Theo tài liệu trên, các công tố viên liên bang tại Washington cho biết họ đã có bằng chứng về một âm mưu hối lộ, trong đó một số đối tượng đã “đưa ra đề xuất về một khoản đóng góp chính trị lớn để đổi lấy lệnh ân xá hoặc giảm án từ tổng thống”.
Sắc lệnh cho biết các công tố viên cũng đang điều tra một “âm mưu vận động hành lang bí mật”, trong đó hai đối tượng chưa được xác định danh tính đã “hành động giống như họ là những nhà vận động hành lang cho các quan chức cấp cao TBO, nhưng không tuân thủ theo yêu cầu ghi danh được quy định tại Đạo luật Công khai Vận động hành lang”.
Các điều tra viên cho biết một số nhà vận động hành lang từng gặp và thuyết phục các quan chức cấp cao của TBO nhưng không tuân thủ luật công khai thông tin. Động thái này của họ nhằm xin lệnh ân xá hoặc giảm án từ tổng thống.
Theo sắc lệnh của thẩm phán Howell, các điều tra viên cho biết họ đã tịch thu “hơn 50 thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, máy tính xách tay, thiết bị lưu trữ, máy tính và ổ cứng”.
Hiện chưa rõ các đối tượng tham gia vào đường dây hối lộ trên để xin giảm án hay ân xá cho ai. Các tài liệu cũng không đề cập tới việc liệu Tổng thống Donald Trump có biết về kế hoạch này không.
Ông Trump có thể ân xá cho 3 con
Tổng thống Donald Trump và các con Eric Trump, Donald Trump Jr và Ivanka Trump. (Ảnh: Reuters)
Cuộc điều tra được tiến hành trong bối cảnh có nhiều thông tin nói rằng, Tổng thống Trump sẽ tích cực ân xá cho các cố vấn cấp cao, các đồng minh, những người thân cận với ông nhưng có nguy cơ bị bị kết tội, trước khi ông rời TBO.
Hiến pháp Mỹ cho phép tổng thống có nhiều quyền hạn trong việc ân xá tội phạm liên bang. Tổng thống Trump tuần trước đã ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn – một cựu đồng minh từng bị điều tra vì khai man về các mối liên hệ với quan chức Nga. Đây được cho là động thái mở đầu cho hàng loạt lệnh ân xá khác của ông Trump trước khi mãn nhiệm.
Quyết định ân xá cho tướng Flynn của ông Trump đã vấp phải những phản ứng trái chiều. Trong khi một số đồng minh của ông Trump lên tiếng chúc mừng ông Flynn và ủng hộ quyết định của người đứng đầu chính phủ Mỹ, đảng Dân chủ chỉ trích gay gắt động thái này. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff cáo buộc đây là hành động “lạm dụng quyền lực”.
New York Times ngày 1/12 dẫn 2 nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, Tổng thống Trump đang thảo luận với các cố vấn về việc ban hành lệnh ân xá cho 3 con của ông, gồm Donald Trump Jr., Eric Trump và Ivanka Trump, cùng con rể đồng thời là cố vấn TBO Jared Kushner. Ngoài ra, Tổng thống cũng xem xét khả năng ân xá luật sư riêng Rudy Giuliani.
Theo New York Times, Tổng thống Trump lo ngại rằng Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ tìm cách trả đũa ông bằng cách nhắm vào các con của ông.
Con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr., từng vướng vào cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller vì liên hệ với luật sư Nga nhằm thu thập thông tin bất lợi cho bà Hillary Clinton – đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong khi đó, Jared Kushner, con rể của ông Trump, từng cung cấp thông tin sai cho giới chức liên bang khi bị điều tra về kiểm duyệt an ninh.
Hiện chưa rõ lý do nào khiến ông Trump lo ngại nguy cơ Eric Trump, Ivanka Trump và luật sư Rudy Giuliani có thể liên quan tới vụ việc hình sự, buộc ông có thể phải ra lệnh ân xá.
3
Nền kinh tế
Rốt cuộc, có chuyển động trên cơ quan kích thích coronavirus. Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đang đưa ra một đề xuất cứu trợ mới với hy vọng sẽ thông qua vào cuối năm. Nhưng đó sẽ là một trận chiến khó khăn: Ông ấy cần thêm sự hỗ trợ của GOP, nhưng một số lượng lớn các đồng chí Cộng hòa của ông ấy ủng hộ một cách tiếp cận khác. McConnell cũng đang đàm phán với các quan chức TBO để hiểu rõ hơn về những gì Tổng thống Trump sẽ sẵn sàng ký thành luật khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đang đưa ra phản lực của riêng họ để bắt đầu các cuộc đàm phán. Nhìn chung, năng lượng cứu trợ tái tạo này là một dấu hiệu khác cho thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cam kết hỗ trợ thêm hơn 77 tỷ đô la khi đất nước của ông phải vật lộn để kiềm chế làn sóng Covid-19 đang phát triển.
4
Mỹ đã lên tiếng về tranh cãi gần đây giữa Australia và Trung Quốc liên quan tới việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh binh sĩ Australia kề dao vào cổ trẻ em ở Afghanistan.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (Ảnh: SCMP)
“Cuộc tấn công gần đây nhất của Trung Quốc nhằm vào Australia là bằng chứng nữa cho thấy việc nước này sử dụng thông tin sai lệch khi chưa kiểm chứng và chính sách ngoại giao cưỡng ép của họ. Việc (Trung Quốc) đạo đức giả đã quá rõ ràng với tất cả”, Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận trên mạng xã hội Twitter ngày 2/12.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Cale Brown chỉ trích Trung Quốc phát tán thông tin không chính xác, trong khi vẫn “che đậy các hành vi vi phạm quyền con người”.
Tuyên bố của Mỹ được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng bức ảnh “gây sốc” lên mạng xã hội Twitter hôm 30/11. Bức ảnh được tạo ra bằng phần mềm đồ họa máy tính, mô phỏng hình ảnh một người lính Australia kề dao vào cổ một đứa trẻ Afghanistan đang ôm một con cừu.
Ông Triệu đăng bức ảnh lên Twitter chỉ vài ngày sau khi một báo cáo công bố gần đây cho thấy có “bằng chứng đáng tin cậy” về tội ác chiến tranh do lực lượng đặc nhiệm Australia gây ra ở Afghanistan.
Theo bằng chứng thu thập được từ cuộc điều tra kéo dài 4 năm, một số binh sĩ tinh nhuệ của Australia đã sát hại 39 tù nhân và dân thường Afghanistan trong thời gian tham chiến ở Afghanistan. Chi tiết gây sốc này khiến chính phủ và quân đội Australia phải xin lỗi Afghanistan và người dân nước này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên án hành động của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi. Tuy nhiên, Trung Quốc không chấp nhận xin lỗi, thậm chí Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia còn cho rằng phía Australia đã hiểu sai và phản ứng thái quá với dòng tweet của ông Triệu Lập Kiên.
Thủ tướng Morrison cũng yêu cầu Twitter gỡ bức ảnh gây tranh cãi. Tuy nhiên, Twitter vẫn chưa gỡ, thay vào đó ẩn bức ảnh dưới nhãn cảnh báo bài đăng này “có thể chứa nội dung nhạy cảm”.
Thủ tướng Australia hôm nay tiếp tục sử dụng ứng dụng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc để gửi thông điệp liên quan tới vụ việc và chỉ trích bức ảnh “giả mạo”. WeChat có tới 690.000 người sử dụng hàng ngày ở Australia. Thông điệp của ông Morrison đã thu hút 57.000 người đọc tính đến ngày hôm nay.
Ông Morrison bảo vệ cuộc điều tra của Australia về tội phạm chiến tranh nhằm vào các hành động của lực lượng đặc nhiệm ở Afghanistan. Ông khẳng định Australia đủ khả năng giải quyết các “vấn đề gai góc” như vậy theo cách minh bạch.
Thủ tướng Morrison cũng khẳng định, căng thẳng ngoại giao liên quan tới bức ảnh về người lính Australia “không làm giảm sự tôn trọng và đánh giá cao đối với cộng đồng người Hoa ở Australia”.
Ngoài Mỹ, Pháp và New Zealand cũng lên tiếng bênh vực Australia trong vụ việc lần này, đồng thời bày tỏ quan ngại về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng hình ảnh bị cắt ghép trên trang Twitter chính thức của cơ quan này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp ngày 1/11 nói rằng, dòng tweet của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc “đặc biệt gây sốc”, và bình luận của ông Triệu Lập Kiên đã “xúc phạm tất cả quốc gia có lực lượng vũ trang đang hoạt động tại Afghanistan”.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh quan hệ Australia và Trung Quốc leo thang căng thẳng. Gần đây nhất, Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 200% đối với rượu nhập khẩu từ Australia. , loại bỏ hiệu quả các nhà sản xuất rượu Australia khỏi thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của họ và buộc các doanh nghiệp phải tranh giành các kế hoạch thay thế
Bộ trưởng Thương mại Australia hồi tháng 11 để ngỏ khả năng kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi Bắc Kinh áp thuế chống bán phá giá với lúa mạch nước này. Trước đó, Bắc Kinh đã dừng nhập khẩu than đá từ Australia và cấm cửa 4 nhà sản xuất thịt bò hàng đầu của Australia.
Mối quan hệ giữa các nước xấu đi rõ rệt sau khi Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc của virus coronavirus ở Trung Quốc, và Bắc Kinh đã từ bỏ thuế quan kể từ đó.
5
Brazil
Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia của nước này, nạn phá rừng ở Amazon của Brazil đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Về 6.890 dặm vuông đã bị phá hủy trong thời gian đó, tăng 9,5% so với khoảng thời gian 12 tháng trước. Tại sao mọi thứ lại trở nên tồi tệ như vậy? Các nhà bảo vệ môi trường đã chỉ ra các chính sách của Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro. Bolsonaro đã phá hoại các cơ quan chịu trách nhiệm ngăn chặn khai thác gỗ, trang trại và khai thác bất hợp pháp trong rừng nhiệt đới, và nạn phá rừng đã tăng vọt kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1 năm 2019. Ông cũng bác bỏ các số liệu tiết lộ mức độ thiệt hại. Năm ngoái, 34 nhà đầu tư quốc tế đã đe dọa sẽ thoái vốn khỏi các công ty Brazil trừ khi các bước được thực hiện để giải quyết các vụ cháy rừng và tàn phá trong khu vực. Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng đã cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng.
—–