Điểm Tin Thứ Năm 10-12-2020

Thứ Năm 12.10.20

 

 

Virus corona

Theo Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar, khoảng 20 triệu người ở Mỹ có thể được tiêm vắc xin chống lại coronavirus trong những tuần tới.  Trước đó, FDA cần chính thức phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer / BioNTech.  Hôm nay, có một cuộc họp của ủy ban quan trọng để thảo luận về vấn đề đó và nó có thể dọn đường cho FDA để bật đèn xanh cho vắc xin trong vòng vài ngày.  Bộ y tế của Canada đã phê duyệt vắc xin vào ngày hôm qua.  Ngay cả khi đã có kế hoạch tiêm chủng, các chuyên gia cho rằng người Mỹ cần đề cao cảnh giác để tránh những cái chết không tưởng.  Họ đã rất bối rối: Hôm qua, Hoa Kỳ đã báo cáo mức cao kỷ lục với hơn 3.100 ca tử vong do Covid-19 mới.  Ở những nơi khác trên thế giới, Nhật Bản đang cố gắng ngăn chặn sự bùng phát trở lại của virus và Đức đã phá vỡ kỷ lục tử vong hàng ngày, với 590 người trong một ngày.

Tòa Bạch Ốc (TBO) chuyển tiếp

Tất cả 50 tiểu bang và District of Columbia hiện đã chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống của họ.  Bước quan trọng tiếp theo trong quy trình Cử tri đoàn là cuộc họp của các cử tri vào thứ Hai.  Tổng thống Donald Trump hôm qua đã leo thang những tuyên bố vô căn cứ của mình về việc gian lận cử tri, yêu cầu Tối cao Pháp viện can thiệp vào một vụ kiện tìm cách làm mất hiệu lực hàng triệu phiếu bầu ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.  Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Joe Biden vẫn phải đưa ra một số quyết định quan trọng trong Nội các, bao gồm cả việc đề cử bộ trưởng tư pháp.  Doug Jones, Thượng nghị sĩ Alabama, Thẩm phán Merrick Garland và Sally Yates là những ứng cử viên hàng đầu, các nguồn thạo tin cho biết.  Biden cũng đang cố gắng tìm sự lựa chọn của mình cho bộ trưởng quốc phòng, Tướng quân đội đã nghỉ hưu Lloyd Austin,.  Đề cử của Austin sẽ yêu cầu một sự miễn trừ đặc biệt vì ông chỉ mới mãn hạn nghĩa vụ quân sự trong bốn năm, thay vì bảy năm bắt buộc cho chức vụ.

Michael Pillsbury, tác giả một cuốn sách nổi tiếng viết về chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ vào vai trò siêu cường, đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo một ủy chính sách của Ngủ Giác Đài.

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Michael Pillsbury (Ảnh: Bloomberg)

Theo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, sau khi được bổ nhiệm, ông Pillsbury, một nhân vật có quan điểm diều hâu với Trung Quốc, cho biết sẽ dùng nhiệm kỳ để giải quyết điều mà ông xem là sự thiếu hiểu biết của Ngủ Giác Đài đối với các ý đồ của quân đội Trung Quốc.

Được giới chức quốc phòng công bố ngày 9/12, việc bổ nhiệm ông Pillsbury làm lãnh đạo Ủy ban chính sách quốc phòng diễn ra chỉ 2 tuần sau một cuộc thanh học của chính quyền Tổng thống Donald Trump tại ủy ban. Trong số những người bị mất chức có các cựu thư ký của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Madeleine Albright, 2 nhân vật vốn ủng hộ việc hợp tác với Trung Quốc.

Ông Pillsbury, 75 tuổi, người nổi tiếng với cuốn sách “Cuộc đua 100 năm” trong đó cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược bí mật kéo dài cả thế kỷ nhằm đánh bật Mỹ khỏi vị thế siêu cường hàng đầu thế giới, hoạt động với tư cách cố vấn bên ngoài của Tổng thống Trump, người gọi ông là “nhân vật hàng đầu về Trung Quốc”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, ông Pillsbury cho biết ông nhận thức từ chính quyền Trump rằng các quan chức lo ngại về “sự thiếu hiểu biết đối với Trung Quốc” trong ủy ban, dẫn đến việc ông được bổ nhiệm.

“Để đối phó với một quốc gia khác, bạn phải biết họ nghĩ gì, đề phòng có các hiểu nhầm và ngộ nhận”, ông Pillsbury nói, viện dẫn các nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trong số một loạt các dự án nghiên cứu mà ủy ban có thể thực hiện, ông Pillsbury dự đoán rằng một trọng tâm sẽ là làm thế nào để tránh một cuộc xung đột bất ngờ với Trung Quốc.

Dù chính quyền Trump đang thực hiện một nỗ lực nhằm thúc đẩy một chiến lược cứng rắn đối với Trung Quốc trên nhiều “mặt trận”, ông Pillsbury nói: “Tôi nghĩ chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu tìm hiểu”.

Không rõ ông Pillsbury sẽ tại nhiệm trong bao lâu, do ông Trump dự kiến kết thúc nhiệm kỳ sau 6 tuần nữa. Nhưng những người được bổ nhiệm trong ủy ban thường phục vụ nhiều năm.

Ủy ban chính sách quốc phòng là một nhóm cố vấn bên ngoài chuyên đưa ra những lời khuyên độc lập, am hiểu liên quan tới các vấn đề chính sách quốc phòng và tập trung vào vấn đề trọng tâm trong việc hoạch định chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng như chính sách liên quan tới hiện đại hóa lực lượng.

Cùng được bổ nhiệm trong ủy ban cùng với ông Pillsbury còn có bà Lisa Gordon-Hagerty, một cựu quan chức tại Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA).

Sau khi đảm nhiệm nhiều vị trí chính phủ và học thuật, trong đó có vai trò trợ lý thứ trưởng ngoại giao về chính sách trong chính quyền tổng thống Ronald Reagan, ông Pillsbury hiện là người đứng đầu chương trình chiến lược về Trung Quốc tại Viện Hudson, một tổ chức nghiên cứu bảo thủ ở thủ đô Washington.

Trong một lần xuất hiện trên đài Fox News hồi năm ngoái, ông Pillsbury đã gây xôn xao khi nói rằng ông đã tiếp cận các quan chức Trung Quốc về Hunter Biden, con trai của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Tiết lộ trên được đưa ra vào thời điểm Tổng thống Trump kêu gọi công chúng điều tra các thỏa thuận làm ăn của Hunter về các cáo buộc chưa có bằng chứng rằng Bắc Kinh chi tiền cho Hunter để “lấy lòng” ông Biden.

Việc bổ nhiệm ông Pillsbury diễn ra sau hàng loạt các động thái của chính quyền Trump nhằm vào Bắc Kinh, trong đó có các lệnh trừng phạt chống lại các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề Hong Kong, các biện pháp nhập khẩu nghiêm ngặt liên quan tới các lo ngại lao động cưỡng bức ở tây bắc Trung Quốc và các giới hạn về thị thực đối với các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong một bài phát biểu ngày 9/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo về sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc đối với các trường đại học Mỹ, cáo buộc rằng Bắc Kinh gửi hàng trăm nghìn các sinh viên tới Mỹ học tập để bắt kịp các sáng tạo công nghệ của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ can thiệp để hỗ trợ vụ kiện của Texas tại Tòa án Tối cao nhằm đảo ngược chiến thắng của đối thủ Cộng hòa Joe Biden.

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Bầu cử tổng thống Mỹ tiếp tục có những yếu tố bất ngờ ngay cả khi các bang đã hoàn tất xác nhận kết quả. Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton ngày 8/12 đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao đề nghị hủy kết quả bầu cử ở 4 bang chủ chốt gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Đây là 4 bang ông Trump từng chiến thắng năm 2016, nhưng lại thất bại trong cuộc bầu cử năm nay.

Rebecca Green, giáo sư tại trường luật William & Mary ở Virginia, nhận định Texas không có cơ sở pháp lý để thách thức quy trình bầu cử ở bang khác. “Điều đó trái với quy định của hiến pháp về bầu cử. Ý tưởng một bang này có thể khiếu nại về quy trình bầu cử ở một bang khác thật vô lý”.

Thông thường khi các bang kiện lên Tòa án Tối cao, người đâm đơn là người đứng đầu hội đồng cố vấn pháp lý của bang hay luật sư trưởng. Tuy nhiên, trong vụ kiện này, người đâm đơn là tổng chưởng lý Texas Ken Paxton mà không phải luật sư trưởng Kyle Hawkins, ông Hawkins cũng không ký vào đơn kiện. Hiện không rõ lý do ông Hawkins không ký vào đơn kiện nhưng có thể là do ông ấy không muốn đưa tên mình vào một đơn kiện “không hơn một thông cáo báo chí là bao”.

Jonathan Adler, giáo sư tại Đại học Case Western Reserve, cho rằng một số thẩm phán bảo thủ của Tòa án Tối cao có thể bỏ phiếu để xem xét các lập luận của vụ kiện, song vụ kiện của ông Paxton cũng vẫn khó đi được xa. Chuyên gia Adler cho rằng, rất có thể ông Paxton đâm đơn kiện chỉ với hy vọng sẽ được Tổng thống ân xá. Ông Paxton hiện đối mặt với các cáo buộc gồm nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền để tư lợi cá nhân.

Trong khi đó, ông Josh Blackman, giáo sư tại Đại học luật Texas, nhận xét kể cả khi ông Paxton đưa ra những lập luận vững chắc, thì những yêu cầu mà ông đưa ra cho các thẩm phán cũng không thực tế. “Yêu cầu tòa án hủy bỏ một lượng phiếu lớn như vậy là điều không tưởng”, chuyên gia này nói. Thậm chí, giáo sư luật bầu cử tại Đại học Kentucky Joshua Douglas cho rằng yêu cầu đó là “nực cười”, vụ kiện của Texas là “vô lý”.

Chung quan điểm này, ông Anthony Robert Pahnke, giáo sư nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học San Francisco (Mỹ), nhận định: “Vụ kiện của Texas sẽ khó đi được xa và đảo ngược kết quả bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump. Đúng là các quy tắc có sự thay đổi trong năm nay, nhưng chưa ai chứng minh được thay đổi đó dẫn đến sự phân biệt đối xử với một số nhóm cử tri. Sự can thiệp của ông Trump có thể sẽ không vượt quá dòng tweet khen ngợi này”. Dòng tweet mà ông Pahnke đề cập đến là bình luận của Tổng thống Trump ngày 9/12, trong đó coi vụ kiện ở Texas là một bước ngoặt lớn.

Tuy nhiên, Daniel McAdams, giám đốc điều hành của Viện hòa bình và thịnh vượng Ron Paul, lại có quan điểm khác. Ông đánh giá vụ kiện của Texas thực sự có ý nghĩa. Theo ông McAdams, hiến pháp Mỹ nêu rõ các nguyên tắc bầu cử phải do cơ quan lập pháp mỗi bang đặt ra. Nếu một bang tự ý thay đổi nguyên tắc đó mà không qua cơ quan lập pháp thì hành động đó có thể bị coi là sai phạm.

Chưa rõ vụ kiện của Texas có thể đi tới đâu, song đến nay ít nhất 17 bang đã lên tiếng ủng hộ. Đội ngũ của ông Trump cũng đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao đề nghị can thiệp vào vụ kiện.

Đội ngũ pháp lý và những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn hy vọng rằng vụ Texas kiện sai phạm bầu cử ở 4 bang chiến trường có thể lật ngược kết quả bầu cử.

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton (Ảnh: Getty)

Vụ kiện chưa từng có tiền lệ

Đầu tuần này, tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton đã bất ngờ đệ đơn lên Tòa án Tối cao đề nghị hủy kết quả bầu cử tại 4 bang chiến trường gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Khác với các vụ kiện gian lận bầu cử mà đội ngũ của ông Trump theo đuổi, vụ kiện của Texas đưa thẳng lên Tòa án Tối cao và nhằm vào cáo buộc sai phạm bầu cử của giới chức ở 4 bang khác.

Đơn kiện cáo buộc giới chức của 4 bang trên sai phạm khi điều chỉnh luật bầu cử liên quan đến bỏ phiếu qua thư, một hành động mà phe Cộng hòa tin rằng tạo điều kiện cho gian lận bầu cử. Đơn kiện đòi hủy kết quả bầu cử ở 4 bang, cho phép cơ quan lập pháp ở 4 bang này (do đảng Cộng hòa kiểm soát) chỉ định đại cử tri, đồng nghĩa với việc ngăn các bang này bỏ phiếu trong đại cử tri đoàn.

Ngoài ra, đơn kiện cũng đề nghị lùi ngày bỏ phiếu đại cử tri ra sau ngày 14/12.
Bốn bang chiến trường trên nắm tổng cộng 62 phiếu đại cử tri. Trong trường hợp kết quả tại các bang này bị hủy và bị đảo ngược, cục diện bầu cử sẽ thay đổi hoàn toàn, khi đó ứng viên Joe Biden sẽ không đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử, ngược lại ông Trump sẽ thừa phiếu để ở lại TBO thêm một nhiệm kỳ.

Vụ kiện đã kéo theo những phản ứng trái chiều. Tổng thống Trump gọi đây là “một sự kiện lớn” và tuyên bố đội ngũ của ông sẽ tìm cách tham gia để hỗ trợ Texas và nhiều bang khác có ý định tương tự. Đến nay, ít nhất 17 bang đã lên tiếng ủng hộ vụ kiện của Texas.

Theo CNBC, các bang gồm Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, North Dakota, South Dakota, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Utah, và West Virginia đã lên tiếng ủng hộ vụ kiện của Texas.

Tất cả 17 bang này đều là những bang do đảng Cộng hòa kiểm soát và là những bang ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

Đơn kiện do tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đệ trình lên Tòa án Tối cao liên bang Mỹ vào hôm 8/12. Đơn kiện nói rằng, giới 4 bang gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã lạm dụng thẩm quyền lập pháp khi sửa đổi luật bầu cử để khuyến khích bỏ phiếu qua thư và dẫn đến tình trạng gian lận bỏ phiếu. Đơn kiện cũng đề nghị Tòa án Tối cao lùi ngày bỏ phiếu đại cử tri ra sau ngày 14/12.

Cuối ngày hôm qua, luật sư mới của ông Trump, John Eastman, cũng đã đệ đơn đề nghị can thiệp vào vụ kiện trong nỗ lực nhằm hủy hàng triệu phiếu bầu ở 4 bang chiến trường nói trên.

Tòa án Tối cao đã cho 4 bang này thời hạn đến 15h ngày 10/12 để phản hồi về đơn kiện của Texas.

Trong khi nhận được sự ủng hộ của nhiều bang, vụ kiện của Texas cũng vấp phải chỉ trích của những bang khác. Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin chỉ trích vụ kiện là sự tấn công liều lĩnh vào nền dân chủ Mỹ. Tổng chưởng lý bang Maryland Brian Frosh tuyên bố trên Twitter rằng bang của ông sẽ không ủng hộ vụ kiện. “Vụ kiện là một tập hợp các cáo buộc bị bác bỏ, suy diễn và những lập luận không có căn cứ và những điều vô nghĩa”, ông Frosh bình luận.

Tổng thống Trump đến nay vẫn chưa công nhận ứng viên Dân chủ Joe Biden thắng cử. Ông cáo buộc cuộc bầu cử năm nay “đầy rẫy gian lận”, nhưng các vụ kiện của ông không đưa ra bằng chứng thuyết phục.

 

Trong khi đó, phe Dân chủ kịch liệt chỉ trích hành động của Texas. Các chuyên gia luật cũng cho rằng vụ kiện khó có cơ hội thành công. “Đây là một vụ kiện chưa từng có tiền lệ, Tòa án Tối cao sẽ không có bất cứ hành động nào có thể làm thay đổi kết quả bầu cử, Hans von Spakovsky, cựu ủy viên Ủy ban bầu cử liên bang và hiện là chuyên gia luật cấp cao của Tổ chức Heritage, nhận định.

Ông Rick Hasen, một chuyên gia về luật bầu cử tại Đại học California, cũng cho rằng vụ kiện không có cơ sở pháp lý khi đưa ra Tòa án Tối cao. Anthony Robert Pahnke, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học San Francisco, nhận định: “Vụ kiện này dường như sẽ không đi đến đâu, không thể thay đổi kết quả bầu cử”.

Chạy đua với thời gian

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ được dự đoán đắc cử Joe Biden (Ảnh: Getty)

3

Kích thích kinh tế

Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đang cố gắng hoàn tất một thỏa thuận về gói cứu trợ coronavirus mới của liên bang, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, gói này không bao gồm các chi phiếu như gói đã gửi cho hơn 160 triệu người Mỹ hồi đầu năm.  Thay vào đó, thỏa thuận được đề xuất tập trung vào trợ cấp thất nghiệp, viện trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và các hỗ trợ có mục tiêu khác.  Dự luật cũng sẽ mở rộng các chương trình thất nghiệp quan trọng sẽ hết vào cuối năm, vì vậy Quốc hội chắc chắn đang cố gắng hoàn thành một điều gì đó trước thời hạn đó.  Một trong những mục tiêu của họ?  Giữ chi phí của gói dưới 1 nghìn tỷ đô la để đảm bảo sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa.

4

Facebook

Ủy ban Thương mại Liên bang muốn Facebook bị chia tách và các tài sản lớn nhất của nó, như Instagram và WhatsApp, bị chia cắt.  Hàng chục bang và chính phủ liên bang đã kiện gã khổng lồ truyền thông xã hội trong hai vụ kiện chống độc quyền, cáo buộc Facebook đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường kỹ thuật số và tham gia vào các hành vi chống cạnh tranh.  Facebook có 3 tỷ người dùng trong danh mục ứng dụng của mình, một con số khổng lồ đã đặt ra câu hỏi cho một số chuyên gia pháp lý, bao gồm cả các nhà lập pháp Hoa Kỳ, về việc liệu CEO Facebook Mark Zuckerberg có vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh bằng cách nuốt chúng hay không.  Những hành động đó, các vụ kiện cáo buộc, gây ra sự cạnh tranh và hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng.  Facebook cho biết việc mua lại các ứng dụng khác của họ không đặt ra câu hỏi vào thời điểm đó và mọi người sử dụng dịch vụ của họ vì giá trị chứ không phải vì sự lựa chọn.

5

Trung Quốc

Các công ty nhà nước của Trung Quốc đang bắt đầu vỡ nợ và cuộc đấu tranh của họ có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.  Một số công ty công nghệ và năng lượng lớn đã tuyên bố phá sản hoặc vỡ nợ vào tháng trước, và nhìn chung, các công ty nhà nước đã vỡ nợ trái phiếu trị giá kỷ lục 6,1 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020. Bắc Kinh thường miễn cưỡng để các công ty như vậy thất bại, vì vậy những dấu hiệu có thể xảy ra  về mối quan hệ đang thay đổi giữa các công ty và chính phủ có thể khiến các nhà đầu tư bỏ qua.  Và nếu khả năng quản lý các khoản nợ như vậy của Bắc Kinh bị nghi ngờ, điều đó có thể làm căng thẳng thị trường tài chính hơn nữa.  Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sự phục hồi suy yếu hoặc sự bất ổn gia tăng có tác động ra bên ngoài biên giới của nó.

—–

22.000

Đó là số cửa hàng mà Starbucks dự định mở trong 10 năm tới, nâng tổng số cửa hàng của hãng lên 55.000.

Tôi ước gì covid kết thúc để chúng ta có thể ôm nhau.

Andy, một cậu bé 5 tuổi ở California, trong bức thư gửi ông già Noel.  Một đánh giá đau lòng về các bức thư gửi đến Bắc Cực cho thấy rằng, bên cạnh các yêu cầu thông thường về trò chơi điện tử và Legos, trẻ em còn mong muốn một thế giới không có đại dịch.