Virus corona
Trong vòng chưa đầy 10 tháng, coronavirus đã giết chết hơn 250.000 người ở Hoa Kỳ. Đó là nhiều hơn cả đột quỵ, tự tử và tai nạn xe hơi thường xảy ra trong một năm – cộng lại. Nhân viên y tế choáng ngợp với những ca nhập viện kỷ lục, các thống đốc đang gấp rút ban hành các hạn chế về tụ tập, và tỷ lệ tử vong trung bình cao nhất trong nhiều tháng. Sự lây nhiễm đang gia tăng ở các thành phố lớn, một bước thụt lùi lớn sau một mùa xuân chiến đấu với loại virus đang hoành hành trên toàn quốc. Thành phố biên giới El Paso của Texas đang trả cho các tù nhân 2 đô la một giờ để giúp Văn phòng Giám định Y khoa di chuyển thi thể của các nạn nhân coronavirus. Hệ thống trường học của Thành phố New York – lớn nhất cả nước với hơn 1 triệu học sinh – đang đóng cửa và chuyển học sinh sang học từ xa. Các chuyên gia y tế đang cảnh báo rằng nếu người Mỹ không nghiêm túc hơn trong việc đeo khẩu trang và tránh giao du bất cẩn, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên.
2
Bầu cử 2020
Các nguồn tin cho biết một số quan chức hiện tại của chính quyền Trump đang âm thầm liên hệ với nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Động thái này là một dấu hiệu cho thấy việc Tổng thống Donald Trump từ chối thừa nhận cuộc bầu cử đang bắt đầu khiến những người có quan hệ với ông thất vọng. Cơ quan Quản lý Dịch vụ Chung (The General Services Administration)vẫn chưa thừa nhận sự mất mát của mình và bắt đầu quá trình chuyển đổi chính thức. Do đó, Biden và nhóm của ông không có quyền truy cập vào các cơ quan liên bang, tài trợ để giúp tuyển dụng cho chính quyền mới và tiếp cận các cuộc họp giao ban tình báo đã được phân loại. Các cuộc trò chuyện không chi tiết như các cuộc họp giao ban chính thức sẽ diễn ra trong quá trình chuyển đổi chính thức được chấp nhận, nhưng chúng cho nhóm Biden biết các vấn đề ưu tiên của họ sẽ là gì sau khi nhậm chức, các nguồn tin cho biết.
Với vai trò xác nhận kết quả bầu cử tổng thống nhằm mở đường cho chuyển giao quyền lực chính thức, Emily Murphy, người phụ trách Cơ quan Quản lý Dịch vụ công Mỹ (GSA), đang chịu sức ép khủng khiếp.
Nhấn để phóng to ảnh
Emily Murphy, quan chức của Cơ quan Quản lý Dịch vụ công Liên bang Mỹ (GSA) (Ảnh: BI)
Người phụ nữ giữa “bão lửa” chính trị
Emily Murphy, quan chức của Cơ quan Quản lý Dịch vụ công Liên bang Mỹ (GSA), đang phải vật lộn với sức nặng của cuộc bầu cử tổng thống đang đè lên vai. Bà có cảm giác như đang rơi vào một tình huống kiểu gì cũng bất lợi, những người thân cận cho biết.
Cuộc chạy đua vào TBO năm nay giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên Dân chủ Joe Biden đang đặt bà vào một tình thế mà bà chưa từng nghĩ đến. Với vai trò quan chức phụ trách ký xác nhận kết quả bầu cử để hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực, Murphy bị cuốn vào một cơn “bão lửa” chính trị khi nửa tháng sau bầu cử ông Trump vẫn chưa thừa nhận kết quả.
Hiện tại, bà Murphy đang phải làm theo những hướng dẫn mơ hồ của cơ quan và theo những gì mà bà cho là tiền lệ để chờ ký xác nhận kết quả bầu cử – một bước quan trọng cho phép quá trình chuyển giao quyền lực chính thức bắt đầu. Hiện chưa rõ Murphy đã liên hệ với TBO về vấn đề này hay chưa.
“Bà ấy chịu sức ép từ nhiều tầng bậc khác nhau. Đúng là một tình huống khủng khiếp. Bà ấy đang làm những gì mà bà cho là sự trung thực cần thiết của một người cam kết trung thành với hiến pháp và luật pháp”, một người bạn và cũng là đồng nghiệp cũ của Murphy chia sẻ.
Sức ép từ nhiều phía
Murphy phải đối mặt với sức ép từ cả phe Dân chủ và Cộng hòa, và thậm chí bị đe dọa đến tính mạng. Phe Dân chủ khá tức giận với Murphy vì việc trì hoãn xác nhận kết quả bầu cử khiến quá trình chuyển giao quyền lực bị trì hoãn. Sau khi truyền thông đồng loạt công bố ông Biden thắng cử, các nghị sĩ Dân chủ liên tục yêu cầu Murphy lý giải tại sao bà vẫn chưa ký xác nhận kết quả bầu cử.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng gây sức ép buộc Murphy phải kiên định chưa vội ký xác nhận kết quả.
Murphy là một nhà kỹ trị có năng lực, bà phụ trách GSA từ năm 2017 và được miêu tả là “người làm chính trị” nhưng không phải “người của ông Trump”. Hiện chưa rõ Murphy sẽ hành động như thế nào trước khi ký xác nhận kết quả bầu cử, song các nguồn thạo tin nói rằng bà đưa ra quyết định dựa vào tình huống từng xảy ra trong kỳ bầu cử năm 2000 khi kết quả bầu cử chỉ rõ ràng sau 1 tháng.
Bản thân Murphy đã lường trước được những rắc rối bà có thể phải đối mặt hậu bầu cử bởi lẽ trước khi bầu cử diễn ra Tổng thống Trump và người của ông liên tục đưa ra nghi vấn gian lận bầu cử và từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu ông có thừa nhận nếu thất cử. Do vậy, Murphy đã gọi điện cho những người tiền nhiệm của mình để tham vấn. Trong số đó có David Barram, người phụ trách GSA trong thời gian bầu cử tổng thống năm 2000. Vào năm đó, Barram cuối cùng đã chứng nhận kết quả công nhận ông Bush đắc cử sau phán quyết gây tranh cãi của Tòa án tối cao về việc kiểm lại phiếu ở Florida.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tuần trước, ông Barram nói rằng, cuộc bầu cử năm nay “khác hoàn toàn” những gì xảy ra năm 2000. “Năm đó mọi chuyện hoàn toàn là ở Florida. Ở một bang và vấn đề với 537 phiếu bầu. Mọi người đều biết khi vấn đề Florida được giải quyết ổn thỏa, ai đắc cử sẽ rõ ràng”, ông Barram nói.
Chiến dịch của Tổng thống Donald Trump đề cập lại phán quyết năm 2000 của Tòa án Tối cao trong nỗ lực nhằm đảo ngược chiến thắng của ứng viên Dân chủ Joe Biden tại bang chiến trường Pennsylvania.
Nhấn để phóng to ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Theo New York Post, trong đơn gửi tòa án, các luật sư cho chiến dịch của ông Trump gồm Marc Scaringi và Brian Caffrey cáo buộc rằng Thư ký bang Pennsylvania Kathy Boockvar phạm luật bầu cử khi cho phép cử tri “cứu vãn” hay sửa chữa các phiếu bầu vắng mặt hoặc phiếu bầu qua thư không hợp lệ tại các hạt nghiêng về đảng Dân chủ, trong khi các hạt khác vẫn tuân thủ quy tắc.
Trong đơn, các luật sư nói: “Trong kỳ bầu cử giữa ứng viên (George W.) Bush và Al Gore, các lá phiếu hợp lệ đều được kiểm đếm, trong khi những lá phiếu phạm luật bị coi là không hợp lệ. Điều này đặc biệt đúng với Pennsylvania, một bang chiến trường mà chênh lệch phiếu bầu quá sít sao”.
Đơn kiện lên tòa án ở Williamsport ở Pennsylvania cũng đề cập đến phán quyết hôm 17/11 của tòa án tối cao Pennsylvania bác bỏ khiếu nại của chiến dịch của ông Trump, đảo ngược phán quyết trước đó của tòa án cấp thấp hơn. Phán quyết này nói rằng, giới chức ở Philadelphia không phạm luật khi yêu cầu quan sát viên đảng Cộng hòa giữ khoảng cách tối thiểu 4,5m với nhân viên trong phòng kiểm phiếu.
“Nếu phán quyết đó đúng, thì hệ thống bỏ phiếu qua thư ở Pennsylvania lỏng lẻo đến mức vi phạm cả quy trình tố tụng”, các luật sư của ông Trump viết. Họ nhấn mạnh: “Tất nhiên, giống như trong cuộc chạy đua giữa ông Bush và ông Gore, Tòa án Tối cao không nhất thiết chấp thuận cách giải thích luật mà tòa án Pennsylvania đưa ra về một vấn đề có thể tác động đến cuộc bầu cử.
Năm 2000, Tòa án Tối cao liên bang Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 5 phiếu thuận, 4 phiếu chống để quyết định không chấp nhận kiểm lại phiếu ở Florida. Phán quyết đã mang lại chiến thắng gây nhiều tranh cãi cho ứng viên Cộng hòa George W. Bush sau khi cuộc đua ở Florida khá sít sao.
Chiến dịch của ông Trump đến nay vẫn chưa từ bỏ các vụ kiện ở Pennsylvania bất chấp phán quyết hồi đầu tuần của tòa án tối cao bang này. Chiến dịch của ông hôm qua đã đề nghị một thẩm phán ở đây tuyên bố ông chiến thắng ở Pennsylvania.
Đề nghị trên là một phần trong nỗ lực của đội ngũ ông Trump nhằm đệ trình lại cáo buộc mà họ đã xin rút cách đây vài ngày. Cáo buộc này cho rằng, các quan sát viên của đảng Cộng hòa bị hạn chế trong việc giám sát quá trình kiểm phiếu bầu qua thư tại Pennsylvania. Chiến dịch của ông Trump cho biết, trước đó họ rút cáo buộc do các trao đổi không rõ ràng. Đơn kiện cũng khiếu nại việc giới chức bầu cử các bang xử lý phiếu bầu qua thư không nhất quán. Một số hạt cho phép cử tri sửa chữa một số lỗi như thiếu ngày tháng, trong khi ở những nơi khác thì không.
Đến nay, ông Trump và chiến dịch của ông chưa công nhận kết quả bầu cử. Họ theo đuổi hàng loạt vụ kiện gian lận bầu cử ở các bang quan trọng với hy vọng đảo ngược kết quả. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, các vụ kiện khó có thể xoay chuyển tình hình khi đội ngũ của ông Trump không đưa ra được bằng chứng cho các cáo buộc của mình.
Hai thành viên phe Cộng hòa thuộc Ủy ban bầu cử hạt Wayne, Michigan liên tục thay đổi quyết định và đòi hủy tuyên bố của chính họ về việc công nhận kết quả bầu cử 1 ngày trước đó.
Nhấn để phóng to ảnh
Đội ngũ quan chức bầu cử ở Detroit, Michigan (Ảnh minh họa: Rex)
Washington Post đưa tin, Monica Palmer và William Hartmann – hai thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban bầu cử hạt Wayne, Michigan – ngày 18/11 cho biết họ muốn hủy tuyên bố xác nhận kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11 ở địa phương này.
Ban đầu, Palmer và Hartman – 2 trong 4 thành viên của ủy ban trên – ngày 17/11 từ chối công nhận kết quả bầu cử ở hạt Wayne dù hạn chót để hạt này xác nhận là vào cùng ngày. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, Palmer và Hartman đã đổi ý và tán thành với việc công nhận kết quả. Nhưng chỉ sau đúng một ngày, 2 người này lại tiếp tục đảo ngược quyết định 1 lần nữa khi nộp bản tuyên thệ với mong muốn hủy hành động của họ trước đó.
Theo kết quả kiểm phiếu, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước Tổng thống Donald Trump ở hạt Wayne với khoảng cách hơn 300.000 phiếu. Tại bang Michigan nói chung, ông Biden giành được nhiều hơn ông Trump 140.000 phiếu và được dự đoán sẽ giành 16 phiếu đại cử tri của bang.
Palmer và Hartman cho biết họ đồng ý xác nhận kết quả bầu cử hôm 17/11 vì Tổng thư ký Michigan Jocelyn Benson – một người theo đảng Dân chủ – đã đồng ý sẽ thực hiện việc kiểm tra lại các phiếu bầu của hạt để xử lý các lỗi nhỏ. Tuy nhiên, hôm 18/11, hai thành viên phe Cộng hòa cho rằng không có cuộc kiểm tra nào như đã cam kết được lên kế hoạch.
Vì vậy, họ đã làm bản tuyên thệ và yêu cầu rút lại việc họ xác nhận kết quả bầu cử một ngày trước. Bản tuyên thệ cũng cáo buộc hội đồng bầu cử hạt Wayne “mắc lỗi nghiêm trọng và xứng đáng bị điều tra”.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, nỗ lực rút lại việc xác nhận của 2 thành viên đảng Cộng hòa dường như sẽ không ảnh hưởng tới việc bang Michigan chính thức chốt lại số phiếu bầu.
Theo nhà báo Kayla Ruble, toàn bộ các hạt của Michigan đã xác nhận kết quả bầu cử và giấy tờ xác nhận đã được ký vào đêm muộn 17/11, ngay trước hạn chót. Jonathan Kinloch, Phó chủ tịch Ủy ban bầu cử hạt Wayne, nói với Ruble rằng “vụ việc đã hoàn tất” – ám chỉ rằng động thái của Palmer và Hartman dường như sẽ không có tác dụng.
Một quan chức Cộng hòa ở bang Georgia cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục chỉ trích việc bỏ phiếu qua thư đã khiến cho ông mất đi lợi thế trước đối thủ Joe Biden.
Nhấn để phóng to ảnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Bang Georgia đang tiến hành kiểm lại 5 triệu phiếu bầu cử ngày 3/11. Khoảng cách giữa 2 ứng viên đang rất sít sao khi ông Biden chỉ hơn ông Trump đúng 0,3 điểm phần trăm, tương đương chưa tới 13.000 phiếu.
Nếu ông Biden duy trì được lợi thế này cho tới khi Georgia chốt kết quả, ông sẽ là ứng viên Dân chủ đầu tiên thắng ở bang thành trì của đảng Cộng hòa trong 28 năm qua và thu về 16 phiếu đại cử tri.
Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger – một đảng viên Cộng hòa, cho rằng việc ông Trump trước ngày 3/11 liên lục cáo buộc bỏ phiếu qua thư có thể châm ngòi cho gian lận bầu cử dường như là 1 trong những yếu tố khiến ông phải trả giá khi để đối thủ Biden giành lợi thế ở bang này.
Ông Raffensperger nhận định những cáo buộc mà ông Trump đưa ra nhằm hạ thấp tính an toàn việc bỏ phiếu qua thư dường như đã khiến 24.500 cử tri đảng Cộng hòa quyết định không đi bỏ phiếu.
Quan chức trên cho biết 24.500 cử tri nói trên đã gửi phiếu bầu vắng mặt tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng hòa trước đó, nhưng họ lại không đi bầu trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông Raffensperger cho rằng việc ông Trump nhiều lần kêu gọi cử tri không bỏ phiếu qua thư có thể đã làm nản chí nhóm hơn 20.000 người này.
“Ông Trump có thể đã thắng Georgia với khoảng cách hơn 10.000 phiếu so với ông Biden, nhưng chính ông ấy lại tự làm suy yếu lực lượng cử tri ủng hộ ông”, ông Raffensperger nhận xét.
“Tôi không có quyền kiểm soát được chiến dịch tranh cử của ông ấy và khi họ có những hành động kém suy xét để làm ảnh hưởng tới chính lá phiếu bầu của họ, tôi có thể làm gì đây?”, ông Raffensperger nói.
Georgia trong những ngày qua liên tục phát hiện hàng nghìn phiếu bầu bị bỏ sót ở 4 hạt do sai sót cá nhân của nhân viên kiểm phiếu. Phần lớn các phiếu này ủng hộ cho ông Trump. Tuy nhiên, ông Trump chỉ có thể rút ngắn với ông Biden được khoảng 1.000 phiếu và phía Georgia cho rằng kết quả bầu cử sẽ không có thay đổi và ông Biden vẫn đang rộng cửa để thắng ở bang này.
3
Sả Súng ở Florida
Sau 4 ngày bị dư luận phản đối kịch liệt, chính quyền Florida đã công bố đoạn video dashcam dài 56 giây về cuộc chạm trán với cảnh sát trưởng khiến hai thiếu niên da đen thiệt mạng ở thành phố ven biển Cacao. Đoạn video cung cấp một cái nhìn thoáng qua về những gì đã xảy ra sau khi các đại biểu cố gắng kéo họ vào tuần trước trong thời gian cảnh sát trưởng mô tả là cuộc điều tra về một chiếc xe có thể bị đánh cắp. Trước khi phát hành video, nhà chức trách đã cung cấp một số thông tin chi tiết về cái chết của hai thanh niên được xác định là Pierce, 18 tuổi và Angelo Croom, 16 tuổi. , bao gồm George Floyd ở Minneapolis và Breonna Taylor ở Kentucky.
4
Bão Iota
Bão Iota đã để lại những tàn phá và giết chết ít nhất 26 người ở Nicaragua, Honduras, Guatemala và Colombia. Khoảng 99% tài sản trên bờ biển Ca-ri-bê Nicaragua không có điện và cư dân đang phải lội qua đống đổ nát của hai cơn bão trong nhiều tuần. Đầu tiên, cơn bão Eta tấn công Nicaragua vào ngày 3 tháng 11 với tư cách là cơn bão cấp 4, gây lở đất và lũ lụt khiến hàng nghìn người phải di dời và khiến nhiều người thiệt mạng hoặc mất tích. Chỉ cần 15 dặm từ đổ bộ Eta của, Iota tấn công trong tuần này – cũng như một loại 4. The Atlantic mùa 2020 cơn bão đã được lịch sử hoạt động với 30 cơn bão được đặt tên cho đến nay,. Iota vẫn đang lơ lửng trong khu vực và đã nhanh chóng tan biến với sức gió gần 40 dặm / giờ.
5
Vắc xin cho trẻ em
Một báo cáo mới cho biết trẻ em ở Hoa Kỳ đang trên đà bỏ lỡ 9 triệu liều vắc-xin trong năm nay, có nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà và bại liệt. Gần một nửa số phụ huynh và người giám hộ hợp pháp cho biết đại dịch đã làm gián đoạn lịch tiêm chủng của con họ, theo dữ liệu từ Hiệp hội Blue Cross Blue Shield. Nó cho biết số lượng tiêm chủng đã giảm tới 26% so với năm ngoái. Tiến sĩ Vincent Nelson, giám đốc y tế tại BCBSA cho biết: “Nước Mỹ đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tiêm chủng nghiêm trọng ở trẻ em. Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo rằng năm 2019, số ca mắc bệnh sởi đạt con số cao nhất trong hơn hai thập niên.